Phong thủy Tây Nguyên có nhiều điểm khác biệt với các vùng miền của Tổ quốc. Tây Nguyên là mảnh đất linh thiêng, có nhiều sản vật quý báu, có về dày văn hóa lâu đời, có nhiều câu chuyện thần thoại phong thú về nhân sinh, về mối quan hệ với thần linh các cõi. Đồng bào nơi đây không chỉ nghĩa tình, chất phác, chịu khó, sáng tạo mà còn yêu nước thương nòi, họ đã có công rất lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc. Chuyến tầm soát phong thủy Tây Nguyên lần này của chúng tôi đến bốn tỉnh Đăk Lắk, Đăk Nông, Gia Lai, Kom Tum với hi vọng khám và và đóng góp được điều gì đó cho Tây Nguyên và sự trường tồn của đất nước. Những ghi chép dông dài dưới đây chỉ là chuyện bên lề của nghề phong thủy, ghi lại trong nhật ký hành trình.
Long mạch phong thủy Đăklắk
Chúng tôi đến Bản Đôn vào một buổi sáng cuối thu, khí trời mát mẻ. Bản Đôn là một “làng đảo” nằm trên cù lao của sông Sêrêpôk, cách thị trấn Buôn Đôn khoảng 20km. Vùng đất này từ xưa đã có truyền thống về săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Bản Đôn một thời là trọng điểm giao thương của ba nước Đông Dương. Cư dân sinh sống ở đây chủ yếu là người Êđê và người gốc Nam Lào. Mạch ở Bản Đôn là mạch hỏa, kéo lên từ mạn Lâm Đồng, đến đoạn sông ở đảo voi thì thì lượn lờ quy tụ. Mạch này sẽ vượng trong hai mươi năm tới, nếu đầu tư đúng hướng thì du lịch và cây nông nghiệp sẽ có cơ hội bứt phá ở tương lai.
Đến Bản Đôn, chúng tôi thấy một Thần Voi thị hiện. Cụ voi này có màu vàng, là một vị thần cai quản địa phương. Tôi chợt nhớ tới bộ phim Tây Du Ký với những linh thú như Ngưu Ma Vương, Bạch Long Mã, Sư Tử Thần hay các vị thượng tiên trên trời, địa tiên dưới đất. Có lẽ cái thế giới ly kỳ đó đang tồn tại theo một sự sắp xếp của trời đất. Đối với cõi trần, ta gọi các con thú tu luyện lâu năm là thành tinh. Đối với cõi âm, việc những con thú đó tu luyện thành thần, gọi là đắc quả. Khi đắc quả, phép thuật, phẩm hàm của các linh vật đó có thể cao hơn rất nhiều so với con người, thậm chí được bổ nhiệm thành thần linh cai quản một xứ, bao gồm quản cả con người. Lịch sử nước ta cũng đã có những câu chuyện minh chứng cho điều này. Ví như: Thần Bạch Mã giúp vua xây thành Thăng Long, bây giờ có đền Bạch Mã, là một trong tứ trấn linh thiêng của Hà Nội. Thần Kim Quy ở Hồ Gươm giúp vua Lê Lợi…và rất nhiều sự tích dân gian vẫn lưu truyền đến bây giờ, nhất là ở các miếu thờ bản địa. Ở Tây Nguyên cũng vậy, từ xưa đồng bào đã tin và thờ thần Trời, thần Đất, vua Lửa, vua Gió, vua Nước… và những vị tiểu thần như thế này.
Sau khi rời Bản Đôn, chúng tôi tới một đồi tâm linh ở cùng huyện. Đó là một nơi phong cảnh hữu tình, thiên nhiên tươi đẹp. Tại chân đồi có tượng Quan Âm Bồ Tát, chúng tôi được một ông Bạch Mã thị hiện, phun những ánh kim về phía Đông Nam. Tôi đồ rằng, ở phía ấy sẽ có mỏ khoáng sản hay là một sự chỉ báo cho vùng kinh tế sẽ phát triển ở thì tương lai. Tuy vậy, do cung chúng sinh đang bị chặn nên điểm tâm linh này vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thu hút khách tới tham quan, cầu lễ và cũng vì thế, phước lộc ban ra cũng ít đi nhiều.
Hôm sau, chúng tôi tới buôn Cô Thôn, một ngôi làng ngay trong thành phố Ban Mê Thuật. Buôn này nằm ở đầu nguồn của sáu con suối, tên ban đầu là Akõ Dhông. Trong tiếng Ê Đê, “akõ” nghĩa là đầu nguồn, “dhông” là “suối”,Akõ Dhông có nghĩa là “đầu nguồn suối”. Buôn Cô Thôn cách trung tâm Buôn Mê Thuật khoảng hai km về phía Bắc, có hai tộc người sinh sống ở đây là Êđê và M’Nông. Giữa lòng một cái ao nhỏ có một huyệt đạo lớn và một cụ Hà Bá có hình thù Hà Mã đang ngự. Long mạch từ huyệt này túa đi các phía, từng tia nhỏ như ánh mặt trời. Điều này gợi ý rằng, người dân nơi đây khó có thu nhập một cách tương đồng mà khả năng sẽ khá chênh lệch, xã hội sẽ xuất hiện những người sẽ giàu có khác thường, giống như quy mộ của mạch chủ giữa hồ vậy.
Long mạch phong thủy Đăk Nông
Sau khi tầm soát phong thủy tại Đăklăk, chúng tôi đã tới hai điểm tại Đăk Nông là Buôn Buôr và Tượng đài N’Trang Lơng.
Buôn Buôr là ngôi làng cổ nhất của người Ê đê tại Tây Nguyên, hiện vẫn còn giữ hơn hai mươi ngôi nhà sàn truyền thống, hàng chục bộ cồng chiêng và khung dệt thổ cẩm. Nhà nào cũng biết làm rượu cần, đan lát các đồ dùng bằng tre nứa, chế tác các nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt, những nghi lễ như lễ cúng nhà mới, lễ cúng bến nước, lễ rước Kpan, lễ bỏ mả… vẫn được gìn giữ một cách nguyên vẹn. Buôn Buôr cách thành phố Buôn Ma Thuật không xa, cả làng được dòng sông Sêrêpôk bao quanh uốn lượn. Ở đây, giữa dòng sông có một long mạch Thổ. Mạch này được kéo từ Lâm Đồng lên, tụ lại ở Buôn Buôr rồi tách thành bảy nhánh, làm hưng vượng cho một vùng rộng lớn. Chúng tôi cho rằng, với thế mạch và cách dẫn long như thế, người Ê đê ở hai bên sông sẽ có những đổi thay trong thời gian tới theo hướng tốt đẹp, trù phú dần lên.
Rời Buôn Buôr, chúng tôi đi vào thành phố Gia Nghĩa, thủ phủ tỉnh Đắc Nông, nơi có tượng đài N’Trang Lơng mới được khánh thành. N’Trang Lơng là một tù trưởng, đã từng lãnh đạo nghĩa quân M’Nông và S’Tiêng nổi dậy đánh Pháp. Uy chấn của phong trào khởi nghĩa này đã lan rộng ra nhiều khu vực trong vòng hai mươi lăm năm, khiến quân giặc vô cùng lo sợ. Ông hi sinh, trở thành một ngọn kỳ đài rực chói của tình yêu quê hương, đất nước, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm, góp phần tỏa sáng thiên anh hùng ca bất hủ, đã ăn sâu vào trong ý thức trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Tượng đài anh hùng N’Trang Lơng là nơi hội tụ của long mạch. Chúng tôi đã nhìn thấy một mạch chủ mang ngũ hành Mộc. Mạch này cũng chạy tới từ Lâm Đồng, qua dưới lòng đồi tượng, rồi tụ ở hồ nước dưới chân cùng với vài mạch khác. Đặc biệt, theo lời khai thị, anh hùng N’ Trang Lơng không chỉ là một biểu tượng của người dân Tây Nguyên mà giờ đây, ông đã trở thành một vị thần, cai quản tài lộc và quyền lực ở vùng đất Đắk Nông này. Bà con xung quanh nên đến chốn này để tưởng nhớ công ơn và nguyện cầu để vị ấy phù trợ, không chỉ là quốc thái dân an mà còn là phúc phần riêng lẻ.
Long mạch phong thủy Gia Lai
Chúng tôi đến hồ T’nưng vào chiều tà mát mẻ. Đây vốn là ba miệng núi lửa cổ, nối thông với nhau, nằm cách thành phố Pleiku chừng bảy km về phía Tây Bắc. Do diện tích hồ lớn nên vào mùa mưa, sóng lớn vỗ vào như biển nên người dân thường gọi là Biển Hồ. Vựa nước mênh mông này nằm trên địa hình cao khoảng tám trăm mét, nhìn bằng mắt thường không thấy có sông suối chảy vào nhưng nước trong hồ chẳng những không cạn mà còn có thể cung cấp ra ngoài thông qua một dòng chảy nhỏ.
Theo khảo sát và những lời khai thị, chúng tôi long mạch ở đây đã cạn đi tương đối, đồng thời mạch chủ bị đè bởi một pho tượng đá. Những người đặt pho tượng này hẳn là đã có tâm ý rất tốt lành, mong muốn cho người dân và tỉnh nhà được bình an, thịnh vượng. Nhưng có lẽ vô tình gặp vài sơ suất, khiến cho hướng tượng, tạo hình, vị trí đã gặp một số lỗi về phong thủy và tâm linh. Mặt khác, quá trình vận động của thời gian, trục họng núi lửa phía Tây Nam ở dưới đáy có vẻ như đã dịch ra phía giữa hồ khoảng ba chục mét. Xét từ góc độ phong thủy, những yếu tố đó có thể gây bất lợi trên địa bàn trong thời gian qua.
Thông qua sự thị hiện của các vị thánh hiền, chúng tôi đã hiểu rõ vấn đề, cách xử lý hình khối và hướng pho tượng, đồng thời khai thông một dòng long mạch mới. Mạch này có cả Mộc và Hỏa. Mộc mạch lớn hơn Hỏa mạch, nhập vào từ Hợi – Nhâm và chảy vòng về sơn Bính. Trên đường mạch chạy, các nhánh nhỏ được tạo ra như hình xương cá, lan tỏa sang các khu vực xung quanh để dẫn đi đến các vùng địa lý khác. Long mạch bị đè bởi khối đá cũng đã hết chu kỳ hoạt động nên không còn đáng ngại nữa. Đặc biệt ở đây cũng có một vị thần linh, hình Cá Chép thường ngự vài cai quản. Thần này rất uy lực, thường xuyên cùng Phật Quan Âm cứu độ chúng sinh.
Trong ngày, chúng tôi cũng tới Pleiku Roh, là một ngôi làng nằm trong thành phố Pleiku nhưng vẫn giữ được bản sắc cổ truyền của người Jrai, nhất là các lễ hội và văn hóa cồng chiêng. Người dân ở đây ban đầu sống ở trung tâm nhưng bị thực dân Pháp quấy nhiễu nên họ chuyển ra vùng ven thành phố, nay thuộc phường Yên Đỗ. Trong tiếng Jrai, “roh” có nghĩa là “ngoài biên”.
Long mạch ở đây chạy theo trục từ Bính – Ngọ tới Nhâm, tụ lại ở một vùng sình nước. Do dân chăn nuôi gia cầm gia súc nên mạch bị nhiễm bẩn, từ mối quan hệ về phong thủy, chúng tôi đồ rằng kinh tế theo đó cũng vẫn còn khó khăn. Mạch này hành Hỏa, khá mạnh, nằm ở độ sâu khoảng hai chục mét, kéo lên từ phía Lâm Đồng. Do là mạch Hỏa, nếu có thể khơi thông thì sẽ mang lại sự thịnh vượng nhanh trong những thập niên tới, nhất là sự phát triển cho người Jrai. Phía Nam của mạch có một nhà thờ rất linh và giữa vùng trung tâm có một Thần Ngưu màu đen mộng đang ngự trị. Nếu tại vùng tụ huyệt này có thể quy hoạch một công viên hay hồ nước để thần Ngưu sử dụng thì cũng khá lý tưởng.
Long mạch phong thủy Kon Tum
Tạm biệt Gia Lai, chúng tôi đi đến Kon Tum và dừng chân bên cầu Dak Bla, nơi có con sông Đắk Bla dài một trăm bốn chục km, bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh xuôi theo hướng Tây sang Đông rồi đổ ra sông Sê San. Trên đường đi, nó tiếp nhận dòng chảy hợp lưu của các suối Đăk Nghé, Đăk Sut, Đăk Kôi, Đăk T’re và vô vàn ngòi chảy nhỏ. Đắk Bla lượn lờ quanh khối núi rồi lặng lẽ ôm trọn lấy thành phố Kon Tum vào lòng. Tại đây, thay vì chảy từ Tây sang Đông để tìm về biển cả, Đắk Bla lại như một cô gái ngúng ngẩy, cá tính, uốn mình đổ nước từ phía Đông sang phía Tây nên nó còn có tên là “dòng sông chảy ngược”.
Tại sao dòng sông chảy ngược? Chúng tôi đã nhìn thấy một dòng long mạch. Long mạch ở đây là mạch Kim, chảy từ phía Tuy Hòa, mang theo vị mặn mòi của biển. Mạch nằm ở độ sâu hơn ba chục mét so với mặt sông. Trên mạch là nước ngọt, dưới sâu là nước mặn, xung đột mà hài hòa, tạo ra các vũng xoáy ngầm dưới đáy. Do địa thế sườn Tây khối núi Ngọc Linh thấp dần về phía ấy, kết hợp với khí mạch long chạy lên từ biển, làm cho dòng sông chạy ngược sang Campuchia một cách độc đáo và thú vị.
Chúng tôi đã nhìn thấy một chiếc thuyền thị hiện trên sông. Thuyền màu trắng, phủ nhiều hoa và lá tươi, trên thuyền có một vị Linh Dương (Dê Thần) sừng cong, râu dài, khoang màu đen trắng, mặt rất hân hoan, khoan thai hỉ lạc. Cổ Dê Thần đeo một chiếc vòng phát dạ quang xanh. Phía sau còn có một cô sơn nữ thong thả chèo thuyền. Cụ Dê này chính là vị Thần cai quản nơi đây.
Cụ Dê cho biết, ông đã ở núi này và tu luyện thành tinh cách đây một ngàn năm. Cái gọi là thành tinh là cách nói của người trần, còn với thế giới bên kia, đó chính là đắc quả. Cụ Dê được phân công làm Thần linh phụ trách khu vực này từ một trăm năm trước, còn hai trăm năm nữa mới hết nhiệm kỳ. Dê Thần rất dễ tính, người dân cúng gì cũng được.
Cả thế giới chỉ có bảy nơi long mạch mang vị mặn của biển mà khi giao với vùng địa khí đặc thù thì sẽ sinh ra những sản vật vô cùng quý hiếm như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… Sâm Ngọc Linh trên núi Ngọc Linh chính là một trong những thứ kết tinh đó của trời đất. Vì vậy, nhà nước cần bảo tồn và phát triển báu vật này như một sự tri ân tạo hóa và tạo ra lợi thế cạnh tranh về sản vật nước nhà.
Với chu kỳ hoạt động long mạch và lời khai thị của Dê Thần, trong vòng hai trăm năm tới, Kon Tum sẽ là một trung tâm tâm linh bậc nhất Tây Nguyên, đồng thời có lộc về lâm sản, du lịch và phát triển thông thương với kinh tế biển. Có lẽ những con đường Đông – Tây, sẽ xuyên núi, nối cảng, tạo ra sự hưng vượng cho mảnh đất thiêng liêng này…
Sau khi nối và lọc mạch, chúng tôi tạm biệt Thần Dê, khởi hành lên núi Ngọc Linh, là điểm đến cuối cùng trong chuyến đi sứ mệnh. Điểm xử lý phong thủy cuối cùng được ấn định tại khối núi cao nhất miền Nam Việt Nam. Trong đó, đỉnh Ngọc Linh tại huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum với độ cao 2.598m, được biết đến như một ngọn núi linh thiêng của huyền thoại. Những người Xơ Đăng chân núi cho rằng đỉnh Ngọc Linh là nơi trú ngụ của thần sét, rất uy nghiêm, những kẻ bất kính với thần đều phải trả giá nơi rừng sâu nước thẳm.
Kỳ thực đây là một nơi có khí mạch vô cùng huyền diệu. Dưới núi Ngọc Linh, mạch từ lòng đất đẩy lên đa màu, trong đó mạch Kim và Hỏa nổi trội hơn cả. Mạch Mộc thiên thanh chảy từ trên trời xuống, cộng với Thổ mạch và Hắc mạch ngang lưng chừng, từ nhiều hướng tụ lại, tạo ra mưa nắng bốn mùa trong ngày. Các luồng khí trên xuống, dưới lên, dọc ngang tám hướng như một cái bầu thiên lộc, úp xuống nuôi dưỡng bầu địa lộc.
Khi chúng tôi đứng ở chiếc cầu bắc trên dòng suối lớn tại xã Trà Nam thì xác định được long mạch chạy qua dưới suối, hợp với một luồng mạch kéo lên từ phía biển, mà tôi đã nói bên dòng sông Đăk Bla, mang theo vị muối. Tại ngã ba giao thoa mạch ngọt và mặn đã khai chế ra luồng năng lượng mới, một chiều về thành phố Kon Tum, một chiều ngược lên miền đỉnh núi. Nguồn năng lượng này, cùng với khí mạch đặc thù sẽ tạo thành những sản vật quý hiếm cho cả trên núi và dưới sông, như Sâm Ngọc Linh chẳng hạn.
Chúng ta đã biết, Sâm Ngọc Linh với hơn năm mươi hoạt chất, nhiều gấp đôi sâm Hàn Quốc nên rất có giá trị. Theo lời khai thị, cây Sâm này và một số biệt dược khác được đất trời cho mọc ở đây chính là để hấp thụ nguồn linh khí kỳ diệu đó nhằm cứu bổ con người. Nếu đem chúng trồng ở vùng đất tương tự thì không thể cho kết quả tốt được. Đây cũng là nơi sẽ sản sinh ra những cây thuốc quý để điều trị ung thư và các bệnh hiểm nghèo trong khoảng một trăm hai mươi mốt năm tới. Bệnh ung thư sẽ trở thành một bệnh thông thường nhờ những cây thuốc quý trên núi Ngọc Linh.
Cuối cùng, tôi muốn tiết lộ rằng Đỉnh Ngọc Linh chính là nơi Phật Bà Quan Âm thường ở và nạp linh khí cho lọ nước cam lồ cứu độ chúng sinh. Ấn Độ cũng có một nơi như thế. Và hôm nay, theo đúng lời hẹn chiều hôm qua ở hồ T’Nưng, Phật Bà đã thị hiện trên tòa sen hồng với bộ y phục trắng xanh trên đỉnh núi. Không chỉ Phật Bà, ở đây còn có chư Thiên, chư Phật, chư Thánh cùng nhau tụ hội, cai quản, cứu độ chúng sinh, nên rất linh thiêng, huyền diệu.
Lưu ý quan trọng
Bài viết này có đề cập đến một số thông tin mới lạ, trong đó có các vị thần tiên, linh thú. Chúng tôi không lan tỏa những điều huyền hoặc, không khuyến khích mê tín dị đoan, mà chỉ muốn ghi lại cho bạn đọc những chuyện bên lề từ góc độ cá nhân mà những người yêu quý vẫn hằng theo dõi. Tin vào phong thủy và tâm linh cũng tốt nhưng cần có sự hiểu biết nhất định, khoa học và tường minh, tránh sa vào những điều mê muội.
Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng là một trong những thầy dạy phong thủy tốt nhất Việt Nam, được biết đến như một Giảng sư đặc biệt, có khả năng biến những thuật ngữ phức tạp của cổ thư thành những khái niệm đơn giản trong đời sống. Chính vì vậy, chương trình “Phổ cập phong thủy vì cộng đồng” do Thầy khởi xướng đã được đón nhận rộng rãi thông qua các bài giảng online, các buổi tọa đàm trực tiếp và trên internet. Thầy là người tiên phong và có nhiều khóa học online nhất Việt Nam trên các nền tảng đào tạo trực tuyến về phong thủy. Vì vậy hàng vạn người học phong thủy, dịch lý, bát tự được thầy hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, ai chưa biết gì cũng có thể học được, đã trưởng thành và đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị ý nghĩa.
Hay quá thầy ơi!