Đời như chiến trường, để mưu sinh và dựng nghiệp thật là không dễ. Bao nhiêu thủ đoạn, cạnh tranh, kèn cựa mới có thể có một chỗ mà đứng trong thiên hạ nhưng rồi trụ lại đâu phải dễ dàng. Lúc trẻ khỏe hung hăng thì rời xa tổ ấm để thỏa chí tung hoành, khát khao lập chí. Khi giông bão thì bốn bể quay lưng, chỉ còn duy nhất gia đình là nơi dung nạp. Con người ta có rất nhiều chỗ để đi nhưng chỉ có duy nhất một chốn để về. Đó là gia đình. Gia đình là chiến lũy cuối cùng để chúng ta nương tựa. Nếu bất cứ một thành viên nào trong gia đình không ổn nghĩa là chiến lũy đó bị vỡ một khúc boong-ke, thủng một đoạn hào, thì trận địa này đâu có thể bình an cho được. Vì thế, bảo vệ gia đình là chính là bảo vệ bản thân, nó dựa trên ba trục cơ sở là nền móng, mạch nguồn và quần sinh gia tộc.
Nền móng: đây là nguồn lực chung của gia đình, nó bao gồm sức khỏe, trí tuệ và sinh kế. Sức khỏe, trí tuệ và sinh kế được truyền lại từ thế hệ trước nhưng đó cũng là một dạng phúc phần. Nếu phúc phần này đủ lớn thì nền tảng gia đình càng vững chãi nhưng thời gian sẽ bào mòn, cần phải liện tục xới vun và đổi mới. Nếu phúc phần này mỏng mảnh thì gia đình đó có nhiều sự ốm đau, đình trệ và nghèo đói. Vì thế, sức khỏe, trí tuệ và sinh kế phải luôn được rèn luyện, củng cố, đổi mới và phát triển. Mỗi gia đình như một khóm cây, cùng chung gốc rễ. Nếu mảnh đất chắc chắn, gốc rễ hùng cường thì mới có thể làm bệ phóng để vươn lên, dù thoát ly hay ở lại thì đều dễ dàng thuận lợi. Nếu nền non móng yếu thì chỉ riêng việc giữ nhau cho khỏi đổ cũng hết cả đời người.
Mạch nguồn: đó là những giá trị truyền thống của dòng họ. Nếu đó là một gia đình có lịch sử khoa bảng thì những thế hệ sau vẫn luôn có tinh thần hiếu học, coi sự học là mục tiêu lớn của đời. Nếu đó là một gia đình có lịch sử giàu có thì các lớp cháu con cũng thừa hưởng tố chất kinh doanh, chí thú làm ăn, coi sự gia tăng tài sản là động lực phát triển. Trong nhiều trường hợp, mặc dù truyền thống chưa có nhưng người khởi xướng trong gia đình hiện tại lại có vai trò định hướng cho một nguồn mạch mới. Mạch nguồn đó được đặt trong bối cảnh mới với khát khao chấn hưng gia tộc. Ví như đình nhiều đời làm nông nhưng đến đời này thì người cha quyết tâm dồn hết sức lực, vay mượn cho con xuất khẩu lao động. Đứa thứ nhất đi được thì gửi tiền về cho đứa thứ hai đi. Cứ thế lần lượt gái trai đều lên đường và sau vài chục năm thì gia đình đó trở thành tầng lớp khá giả.
Quần sinh: đó là mối quan hệ thuyết thống, bao gồm tình phu thê, tình mẫu tử, tình phụ tử, tình huynh đệ, tình tỉ muội, tình thúc bá. Chúng quấn quýt vào nhau như sợi tơ hồng. Những gia đình có truyền thống tương thân tương ái càng lớn thì sự quấn quýt càng mạnh, nó tạo ra một hợp lực quần sinh, che chở cho nhau, nâng đỡ nhau để tồn tại và phát triển. Biểu thị rõ nhất là những vùng khó khăn, có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt thì tư tưởng này được đẩy lên một mức cao mới, kiểu như “một người làm quan cả họ được nhờ” thậm chí là cục bộ. Xét về mặt xã hội, những hình thức quần sinh như vậy có phần cực đoan nhưng nếu quan sát từ điểm xuất phát sẽ thấy đó là một biểu hiện tự cường tự vệ dựa trên quan hệ “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
Phong thủy: Phong thủy ảnh hưởng trực tiếp đến nền móng, mạch nguồn và quần sinh của gia tộc. Nếu phong thủy suy kiệt thì sức khỏe giảm sút, đầu óc bế tắc, sinh kế khó khăn, làm cho nền móng bị sụt lở. Nếu phong thủy hư nhược thì truyền thống bị xói mòn, cháu con lầm đường lạc lối, mạch nguồn bị hao tổn. Nếu phong thủy thất tán thì quan hệ huyết thống bị tan rã, phân ly, thù nghịch, làm cho quần sinh bị đổ vỡ. Ngược lại, phong thủy mộ phần hay gia trạch được đắc khí thì gia đạo mạnh khỏe, an vui, đoàn kết, sáng trí, thi đua phát triển, gia tộc chẳng mấy mà hưng, cá nhân mỗi người đều vượng. Khi được như vậy thì lại càng cùng nhau quấn quýt, thương yêu, một đời tương trợ, sớm muộn cũng trở thành danh gia vọng tộc, tiếng thơm truyền mãi, phúc khí bền lâu. Nhưng làm thế nào để biết được phong thủy gia đình đã tốt hay chưa? Đó lại là câu chuyện tầm soát, tầm soát phong thủy.
Tầm soát phong thủy: Hẳn bạn đã từng nghe tới các thuật ngữ về “tầm soát” như: tầm soát ung thư, tầm soát đột quỵ, tầm soát tiểu đường…nhằm phát hiện sớm những căn bệnh hiểm nghèo để chủ động ngăn ngừa và điều trị kịp thời. Nếu không, bạn có thể bỏ lỡ thời điểm vàng để biết bệnh tiềm ẩn, làm giảm chất lượng cuộc sống, điều trị kém hiệu quả và tuổi thọ bị rút ngắn. Tầm soát phong thủy cũng vậy, đó là một trong ba bước dự phòng để đạt được sự bình an và thịnh vượng cho mỗi gia đình: Tìm kiếm tư vấn phong thủy trước khi xây nhà, lập mộ để được cát tránh hung; Tầm soát và phát hiện sớm các dấu hiệu suy vi hoặc phạm phong thủy; Thực hiện các giải pháp khắc phục phong thủy nhằm chuyển họa thành phúc hoặc kéo dài thời kỳ hưng vượng của gia tộc. Ở nước ta, đa phần người dân chỉ tìm kiếm bước cuối cùng khi trong nhà đã xẩy ra nhiều chuyện phức tạp. Đó là sự hối tiếc muộn màng bởi thời điểm quan tâm đã tương đối trễ, nếu may mắn gặp được thầy được thuốc thì những thiệt hại về người và của đã xẩy ra là không thể nào phủ nhận.
Khi nào nên tầm soát phong thủy?
• Bế tắc trong cuộc sống, kinh tế khó khăn
• Quan trường vất vả, lận đận công danh
• Công việc không có tương lai, muốn thay đổi
• Kinh doanh chật vật, muốn tái cấu trúc công ty
• Đau ốm liên miên, bệnh tình phức tạp
• Nhân duyên trục trặc, chồng vợ bất hòa
• Con cái khó khăn, học hành tối dạ
• Vướng phải thị phi, kiện tụng, bạn bè phản trắc
• Chuẩn bị xây nhà, sửa mộ
• Sự nghiệp đang lên nhưng tiền đồ không vững
Đừng để “suy-họa” lên tiếng, hãy chủ động phòng ngừa trước khi quá muộn! Ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường, đầu tư tầm soát ngay bây giờ để tránh những trả giá khổng lồ về sau.
2 phần trước đó
Phần 1: Đi tìm tế bào gốc trong phong thủy cho một gia đình thịnh vượng
Phần 2: Đi tìm tế bào gốc trong phong thủy cho một gia đình thịnh vượng
Nhận toàn bộ các bài viết mời anh chị nhập email nhận tin tại:
Bài viết nhiều người đọc
Xoay bếp đổi vận
“Họa trung hữu phúc” covid đè ai đỡ ai? Người sinh ngày nào dễ bị mắc covid?
Radio Phong thủy và đời sống | Số 2 | Liệu chúng ta có thể thay đổi được số phận?
Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng là một trong những thầy dạy phong thủy tốt nhất Việt Nam, được biết đến như một Giảng sư đặc biệt, có khả năng biến những thuật ngữ phức tạp của cổ thư thành những khái niệm đơn giản trong đời sống. Chính vì vậy, chương trình “Phổ cập phong thủy vì cộng đồng” do Thầy khởi xướng đã được đón nhận rộng rãi thông qua các bài giảng online, các buổi tọa đàm trực tiếp và trên internet. Thầy là người tiên phong và có nhiều khóa học online nhất Việt Nam trên các nền tảng đào tạo trực tuyến về phong thủy. Vì vậy hàng vạn người học phong thủy, dịch lý, bát tự được thầy hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, ai chưa biết gì cũng có thể học được, đã trưởng thành và đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị ý nghĩa.