Câu chuyện về chữ “Phúc” và “con dơi” của nhà Hòa Thân

Hòa Thân (1750-1799) theo wikipedia, là một trọng thần dưới triều Càn Long nhưng ông cũng là một đại quan tham nổi tiếng. Mặc dù xuất thân không hiển hách nhưng cũng thuộc về gia tộc quân công, ông tổ 5 đời được phong Tam Đẳng Khinh Xa Đô Úy vì có công giúp nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên. Tài sản tham ô của ông lên tới một tỷ lượng bạc trắng, tương đương với mười năm tiền thuế của nhà Thanh. Cung Hoàng Đế có gì Phủ Hòa Thân có cái đó. Thứ Cung Hòa Thân có thì Hoàng Cung chưa chắc tìm ra.

Theo Thiệu Vĩ Hoa ghi lại, Phủ Cung Vương Dịch Túc được hoàng đế Hàm Phong ban cho Hòa Thân. Phủ này rộng lớn, nguy nga, chia thành ba đạo lộ Đông, Trung, Tây, kiến trúc uy nghiêm, khí phách, giàu có, hào hoa, tinh xảo. Không chỉ xa hoa, đường hoàng mà Phủ Cung Vương còn có cảnh quan cực kỳ nhã nhặn, ví như trung lộ vừa bước vào đã có chữ “Phúc” do hoàng đế Khang Hy ngự bút.

Điều đặc biệt là Phủ Hòa Thân có nhiều kiến trúc về dơi với chuỗi Phúc Trì (ao dơi), Phúc Sảnh (nhà dơi), Phúc Hà (sông dơi), gọi là tam đại phúc của Phủ Cung Vương. Vậy tại sao Hòa Thân lại yêu dơi như thế? Nghe nói tổ tiên của ông trong một lần gặp nguy hiểm, tình thế cấp bách đã được một đàn dơi cứu tính mạng. Vì thế, Hòa Thân thờ cúng dơi như linh vật. Mặt khác, trong tiếng Hán, chữ “dơi” gần âm với chữ “phúc”, lại tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng và trường thọ.

Hòa Thân yêu dơi đến mức si mê. Ông không chỉ cho xây tam đại phúc mà khắp nơi chỗ nào cũng chạm trổ hình dơi để tiểu phúc được tỏa khắp Phủ Cung Vương. Theo thống kê, toàn phủ có chín ngàn chín trăm chín mươi chín con dơi, thiếu đúng một con thì vừa đủ một vạn. Sở dĩ Hòa Thân muốn cầu “vạn phúc” nhưng ông biết mình làm quá nhiều điều thất đức nên cố tình thiếu đi một con để phù hợp với chân lý “trăng đầy sẽ khuyết, nước đầy sẽ tràn” nhằm đảm bảo sự lâu dài bền vững.

Tuy là người bất nhân, thất đức nhưng ông cũng là người sòng phẳng “có ân tất báo”. Điển hình là khi Hòa Thân nắm quyền quản lý, giám sát kỳ thi Hội. Hai người thầy năm xưa nhiều lần thi trượt bèn đến bái ông làm thầy và muốn Hòa Thân giúp đỡ. Hòa Thân không quên ân xưa, âm thầm mua chuộc thái giám để biết được Càn Long gần đây thường đọc những phần nào của “Tứ thư”, lại đang quan tâm đến vấn đề gì nên gần như đoán được chính xác phạm vi ra đề. Năm ấy, hai người thầy họ Ngô nhờ sự giúp đỡ của Hòa Thân nên đã thi đỗ, thuận lợi bước lên con đường làm quan.

Sau khi Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh đã ra chỉ dụ kết án Hòa Thân xử lăng trì, tịch thu gia sản. Tuy nhiên sau đó lại quyết định miễn cho Hòa Thân khỏi một cái chết đau đớn, bắt ông ta tự vẫn và tha cho gia đình. Hòa Thân dù thích phúc, mong phúc và chắc chắn là nghiên cứu nhiều về phúc nhưng tiếc là lòng tham quá lớn nên không làm rõ được ngọn nguồn của phúc. Cho nên, dẫu cho đến lúc trước khi rơi đầu thì nếu có ai đó rao giảng “phúc do tích đức” hoặc “phúc không chính như cây không rễ” thì e rằng ông ấy vẫn không tin.

Trở lại vấn đề con dơi của Hòa Thân, đây là loài vật được người xưa cho là biểu trưng của trường thọ. Tương truyền dơi trường thọ có thể sống được một ngàn năm, khi đó nó sẽ biến thành màu trắng như tuyết, trọng lượng dồn hết về phía đầu. Vì thế, nó có thể treo ngược khi ngủ, dơi nhỏ cũng bắt chước theo treo ngược lên trần nhà, cành cây, hang tối để trú ngụ. Sách Báo Phác Tử viết: dơi nghìn tuổi màu trắng, hong khô, mài thành bột uống có thể giúp con người thọ được vạn năm.

Chịu ảnh hưởng của cổ nhân, hình tượng dơi luôn gắn liền với chữ “Phúc”. Mặc dù, từ thời kỳ chữ Giáp cốt, các văn tự cổ đã có chữ “Phúc” nhưng hình tượng của nó lại rất mơ hồ. Chính vì thế, để chữ “Phúc” được cụ thể hơn, trực quan hơn, người xưa dần dần chấp nhận chữ “Phúc” trong từ “Con Dơi” để nói thay ý nghĩa. Các tác phẩm hội họa thời đó thường vẽ những con dơi do sự hoán quyện hài âm với chữ “Phúc” như một tín vật tâm linh mà ai cũng mong cầu.


Dơi không chỉ là hiện thân của trường thọ mà còn biểu thị cho con cháu xum vầy, tiền đồ cát khánh. Nhiều từ đường, miếu mạo thường thiết kế những chỗ thuận tiện để dơi ẩn mình, nếu dơi đến làm tổ ở đó nghĩa là mang “phúc đến nhà”. Các công trình chạm trổ như chân bàn thờ, xà, cột, cửa chính của người Việt xưa và nay vẫn có rất nhiều hình dơi đeo bám nhằm cầu mong sự may mắn, bình an, trường thọ.

Phong Thủy Nguyễn Hoàng

Đoc thêm các bài viết khác nhé


Tập san phong thủy số 2: Hướng dẫn kích hoạt tài lộc tháng 9 âm lịch


Khai giảng lớp học phong thủy tháng 10

“Họa trung hữu phúc” covid đè ai đỡ ai? Người sinh ngày nào dễ bị mắc covid?

Radio Phong thủy ||Ấn vào để xem nhé

Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng là một trong những thầy dạy phong thủy tốt nhất Việt Nam, được biết đến như một Giảng sư đặc biệt, có khả năng biến những thuật ngữ phức tạp của cổ thư thành những khái niệm đơn giản trong đời sống. Chính vì vậy, chương trình “Phổ cập phong thủy vì cộng đồng” do Thầy khởi xướng đã được đón nhận rộng rãi thông qua các bài giảng online, các buổi tọa đàm trực tiếp và trên internet. Thầy là người tiên phong và có nhiều khóa học online nhất Việt Nam trên các nền tảng đào tạo trực tuyến về phong thủy. Vì vậy hàng vạn người học phong thủy, dịch lý, bát tự được thầy hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, ai chưa biết gì cũng có thể học được, đã trưởng thành và đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị ý nghĩa.

Đăng ký kênh Youtube Phong Thủy Nguyễn Hoàng Để theo dõi các video mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *