Phòng ăn liền với bếp trong phong thủy
Hỏi: Phòng ăn liền với bếp nên có những nguyên tắc phong thủy nào?
Trả lời:
Khi bài trí phòng ăn liền với bếp, phải chú ý đến việc có phù hợp với các nguyên tắc phong thủy hay không. Lấy phương hướng thì nên đặt theo hướng đông nam, căn phòng sẽ nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời, mang lại cảm giác ngon miệng cho mọi người. Nếu có bài trí tủ lạnh, cố gắng lựa chọn đặt theo hướng bắc là tốt nhất, không nên đặt theo hướng nam.
Hỏi: Những điều kiêng kỵ trong phong thủy phòng ăn liền với bếp?
Trả lời:
• Cửa phòng ăn không nên đặt đối diện với cửa chính.
• Cửa phòng ăn không nên đặt đối diện với phòng ngủ.
• Cửa phòng ăn không nên đặt đối diện với nhà vệ sinh.
• Phòng ăn và nhà bếp không nên xây cao hơn sàn phòng khách và phòng ngủ.
• Bên trên bếp lò không nên có xà ngang.
• Một bên bếp dựa tường là tốt nhất.
• Bếp lò không nên đối diện với tủ lạnh hoặc máng nước
Hướng của nhà bếp
Hỏi: Tại sao phương hướng của nhà bếp không hợp với hướng nam?
Trả lời:
Theo phong thủy học, nhà bếp nằm theo hướng nam sẽ không may mắn. Thứ nhất hướng nam thuộc Hỏa, nhà bếp cũng thuộc Hỏa, Hỏa tăng thêm Hỏa sẽ gây bất lợi. Mặt khác nhiệt độ hướng nam, không có lợi cho việc bảo quản thức ăn, gió phương nam mang hơi nóng thổi vào nhà bếp, sẽ không tốt. Trong tám hướng thì nhà bếp được đặt theo hướng đông hoặc đông nam là hợp lý nhất.
Hỏi: Tại sao nhà bếp không nên đặt hướng Tây Bắc?
Trả lời:
Theo lý luận ngũ hành bát quái, phương tây bắc là hướng Càn, tượng trưng cho trời. Nếu nhà bếp trong nhà được đặt theo hướng tây bắc, sẽ hình thành bố cục hỏa diệm thiên môn ( lửa đốt cửa trời). Bố cục hỏa diệm thiên môn sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, mà trong các thành viên trong gia đình thì hướng tây bắc đại diện cho người cha, điều này có thể dẫn đến việc chủ gia đình mắc phải những căn bệnh về phổi và gan. Cũng giống như vậy, bếp lò cũng không được đặt theo hướng tây bắc. Còn theo bảng tra Trạch Mệnh, do cùng với phương hướng xuất hiện tinh lục nên không được đặt nhà bếp hoặc bếp lò hướng này, như thế cũng hình thành bố cục hỏa diệm thiên môn.
Vị trí nhà bếp
Hỏi: Tại sao không đặt bếp tại trung tâm ngôi nhà?
Trả lời:
Theo cách nói truyền thống, trung tâm nhà là “mắt huyệt” , cũng chính là vị trí “hoàng cực”, khu vực hạt nhân của toàn bộ căn nhà, sinh khí bắt đầu từ đây lan tỏa ra toàn bộ ngôi nhà. Khu vực này cần phải giữ được sự thanh tịnh và an toàn, do đó, dùng làm phòng ngủ là hợp lý nhất. Còn nếu đặt nhà bếp ở trung tâm nhà sẽ không tốt, nhà bếp không những có hỏa khí, mùi thức ăn, còn có nước và những âm thanh của nồi niêu xoong chảo, những tạp âm, khí nóng…mỗi ngày đều tấn công vào “măt huyệt” vốn thanh tịnh, ôn hòa sẽ làm hủy hoại sự lan tỏa bình thường của sinh khí, làm giảm sinh khí trong nhà, thậm chí còn biến những nơi sinh khí tốt thành nơi có sinh khí xấu.
Hỏi: Cách hóa giải hung sát do nhà bếp đặt tại vị trí trung tâm ngôi nhà?
Trả lời:
Gặp phải trường hợp nhà bếp đặt tại trung tâm ngôi nhà, phương thức hóa giải hiệu quả nhất là thay đổi bố cục. Nếu thực sự không thay đồi được phải thường xuyên mở cửa sổ nhưng cũng hạn chế mở cửa chính của nhà bếp, đặc biệt là khi nấu ăn cần chú ý điểm này, mới có thể giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi đến sinh khí ngôi nhà.
Hỏi: Tại sao “nhà bếp bị kẹp giữa hai phòng ngủ” là tối kị trong phong thủy?
Trả lời:
Bố trí nhà bếp giữa hai phòng ngủ là điều đại kỵ trong phong thủy. Một khi phạm phải điều kiêng kỵ này, sẽ rất bất lợi với những người ngủ tại hai phòng cạnh bếp. Tường phòng ngủ không nên sát với tường nhà bếp, do nhà bếp thuộc “Hỏa”, sẽ tạo cảm giác bất an cho người sống trong phòng ngủ bên cạnh. Hai phòng ngủ kẹp một nhà bếp rơi vào bố cục chung vách tường, càng gây bất lợi cho tài vận và sức khỏe, nên cố gắng tránh những bố cục như vậy.
Hỏi: Làm thế nào để phong thủy âm dương trong nhà bếp được cân bằng?
Trả lời:
Trong phong thủy học, nhà bếp là nơi mà Thủy Hỏa tương phùng, nếu có thể làm cho Thủy Hỏa trong nhà bếp trở nên cân bằng, hòa hợp, sẽ có lợi cho sự hưng thịnh của căn nhà. Ngoài ra, nhà bếp là nơi thuộc dương, có thể lấy một góc bếp làm khu vực đặt bàn ăn, như vậy có thể làm tăng sinh khí của nhà bếp, giúp cho phong thủy âm dương trong nhà bếp trở nên cân bằng hơn.
Tránh điềm xấu khi đặt sai hướng
Hỏi: Làm sao để tránh những điềm xấu khi hướng của phòng ngủ và bếp lò đối nghịch nhau?
Trả lời:
Trong phong thủy có đề cập đến sự đối nghịch giữa hướng của nhà và bếp, phương hướng của bếp nếu đối diện trực tiếp với phương hướng của phòng ngủ, là điềm xấu. Phương hướng của bếp là hướng công tắc của bếp gas, còn hướng của phòng ngủ là hướng của cửa chính, không phải hướng của cửa sổ. Nếu cửa phòng ngủ hướng về phía bắc, mà bếp lại hướng về phía nam, thì sẽ phạm phải điều tối kỵ hướng của phòng ngủ đối nghịch với hướng của bếp, không tốt cho vận mệnh của gia đình.
Bố trí nhà bếp
Hỏi: Bố trí nhà bếp như thế nào sẽ đạt được hiệu quả tài vận thịnh vượng?
Trả lời:
Phong thủy trong phòng ăn được bố trí tốt, có thể giúp duy trì sức khỏe lâu dài, tài vận hưng thịnh. Trong tủ lạnh thường xuyên có thực phẩm, thùng gạo bảo đảm luôn đầy, tượng trưng trong nhà không bao giờ phải lo nghĩ việc đủ ăn. Ngoài ra có thể đặt một chiếc túi đỏ bên trong có 3 đồng tiền xu vào thùng gạo sẽ rất tốt cho việc cầu tài lộc.
Hỏi: Bố cục nhà bếp như thế nào được gọi là may mắn?
Trả lời:
Muốn nhà bếp trở nên “cát lợi”, phải chú ý những điểm dưới đây:
• Nhà bếp nên đặt theo hướng đông hoặc đông nam của căn nhà.
• Ánh sáng trong nhà bếp luôn đầy đủ, không khí lưu thông thông suốt.
• Nhà bếp không nên kề sát phòng ngủ, cửa bếp không đối diện với cửa nhà vệ sinh.
• Trong nhà bếp luôn ngăn nắp sạch sẽ.
• Trong nhà bếp âm dương cân bằng.
• Cửa bếp không được thẳng với cửa nhà bếp.
• Lưng bàn bếp phải dựa tường.
• Không gian và độ cao bên lò hợp lý.
• Dao và những thứ sắc nhọn trong nhà bếp không được để lộ ra ngoài.
• Vị trí của vòi nước và mặt bếp gas trong nhà bếp nên tránh đặt sát của bếp..
Vị trí nhà bếp so với các cửa
Hỏi: Tại sao nhà bếp không được đối diện với cửa chính?
Trả lời:
Cửa chính là điểm quan trọng trong toàn bộ căn nhà, cho nên những điều cấm kỵ của nó trong phong thủy cũng có rất nhiều, ngoài việc không được đặt theo hướng của những nơi nhiều uế khí như nhà vệ sinh, cũng không được đặt đối diện khu vực nấu ăn. Nếu cửa chính của căn nhà thẳng với cửa nhà bếp, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các thành viên trong nhà, đặc biệt sẽ chịu những sự xâm hại của một số căn bệnh mạn tính… nếu phát hiện ra những triệu chứng này phải đặc biệt chú ý và tìm cách khắc phục bố cục trùng sát.
Cách đơn giản nhất để khắc phục bố cục trùng sát này là treo một la bàn phong thủy cạnh cửa, hoặc treo “xâu tiền cổ Lục Đế” trên bậc cửa nhà bếp, cả hai cách đều có thể hóa giải những sát khí xung quanh. Nếu nhà bếp thiết kế kiểu hiện đại, mà bị cửa chính trực xung, cũng bị coi là phạm sát. Trong những tình huống như vậy, cũng nên treo la bàn phong thủy, song nếu nhà bếp không có cửa, thì phương pháp treo la bàn phong thủy lại mang một ý nghĩa khác, cách làm đúng nhất là treo la bàn lên trần nhà tại khu vực đối diện với cửa chính.
Hỏi: Cửa nhà bếp đối diện với cửa các phòng sinh hoạt khác trong nhà sẽ dẫn tới những bất lợi nào?
Trả lời:
Nhà bếp là nơi để nấu nướng, sẽ sản sinh ra nhiệt lượng và khói. Nếu cửa nhà bếp đối diện với cửa phòng ngủ, phòng khách, phòng trẻ em, phòng đọc sách… khí nóng và khói bụi sẽ trực tiếp bay vào trong các phòng đó, làm cho tường vách và đồ đạc trong phòng bám mùi dầu mỡ, khô nóng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tài vận, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người trong nhà.
Hỏi: Nếu nhà bếp nằm đối diện với sân thượng thì xử lý như thế nào?
Trả lời:
Nếu nhà bếp đối diện với sân thượng, sẽ hình thành thế cục “xuyên tâm” trong phong thủy học, điều này không chỉ dẫn tới tài khí trong nhà khó tập hợp, mà còn gây rủi ro, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, không khí hòa thuận trong gia đình. Để hóa giải bố cục “xuyên tâm”, nên đặt một chậu cây cảnh vào khoảng giữa sân thượng và nhà bếp, hoặc làm một dàn hoa trồng các loại cây leo. Cách làm này vừa có tính thẩm mỹ, lại có thể khéo léo phân chia làm hai không gian rõ ràng. Nếu sân thượng có thiết kế cửa sát đất thì nên làm thêm rèm cửa. Đương nhiên, việc lắp đặt này phải không ảnh hưởng đến sinh hoạt, ngoài ra, có thể đặt thêm vào giữa nhà bếp và sân thượng các vật dụng như tủ, bình phong, để hóa giải thế “xuyên tâm”.
Hỏi: Tại sao cửa sổ nhà bếp không được đối diện với cửa sổ các phòng khác?
Trả lời:
Cửa sổ nhà bếp không nên thiết kế đối diện với cửa sổ các phòng khác, là nơi các thành viên trong gia đình sinh hoạt, dương khí sẽ tụ lại ở những nơi này. Còn nhà bếp, là nơi nấu nướng, khô nóng. Ở bất kỳ khu vực nào trong nhà, nhìn từ cửa sổ, có thể thấy được cửa sổ nhà bếp và cả cửa sổ những căn phòng khác, tình trạng này gọi là khí trạch hỗn tạp, dẫn đến vận khí của gia chủ sẽ không được ổn định , lúc tốt lúc xấu. Cần thiết kế thêm một chiếc đèn chong (giống như đèn thăm suốt ngày đêm trước bàn thờ) phía trước cửa sổ phòng khách, bảo đảm dương khí trong phòng khách luôn ổn định.
Song, nếu khoảng cách giữa hai phòng khá lớn, hoặc phòng khách của căn hộ nhà mình đối diện với nhà bếp của căn hộ khác, thì cũng coi như không có ảnh hưởng. Bởi những dòng khí dương khô nóng đó ở quá xa, không thể tiếp xúc với dòng khí trong các phòng sinh hoạt của căn hộ nhà mình, nên cũng có thể bỏ qua.
Chờ đón phần 2 nhé!
Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng là một trong những thầy dạy phong thủy tốt nhất Việt Nam, được biết đến như một Giảng sư đặc biệt, có khả năng biến những thuật ngữ phức tạp của cổ thư thành những khái niệm đơn giản trong đời sống. Chính vì vậy, chương trình “Phổ cập phong thủy vì cộng đồng” do Thầy khởi xướng đã được đón nhận rộng rãi thông qua các bài giảng online, các buổi tọa đàm trực tiếp và trên internet. Thầy là người tiên phong và có nhiều khóa học online nhất Việt Nam trên các nền tảng đào tạo trực tuyến về phong thủy. Vì vậy hàng vạn người học phong thủy, dịch lý, bát tự được thầy hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, ai chưa biết gì cũng có thể học được, đã trưởng thành và đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị ý nghĩa.