Phong thủy nhà bếp quan trọng thứ ba, chỉ xếp sau hướng nhà và cổng cửa. Bếp là chỗ dương khí cuồn cuộn, nuôi sống con người, nó đại biểu cho sức khỏe, tài tài và người phụ nữ trong nhà. Vì thế phong thủy cho nhà bếp cần phải được ưu tiên chú trọng, nên tránh được những điều đại kỵ và nếu làm đúng có thể ấm êm gia đạo và tài lộc may mắn. Vậy gia chủ cần phải đảm bảo những tiêu chí phong thủy nào cho gian bếp của mình?
1. Tại sao nên thiết kế nhà bếp hợp phong thuỷ?
Người xưa coi bếp là một trong “tam yếu” của phong thủy, thậm chí có cả một trường phái phong thủy tên là “Dương trạch tam yếu”. Theo phái này, tam yếu gồm chủ – táo – môn, tức là phòng chủ – nhà bếp – cửa chính. Chúng tôi cũng cho rằng, bếp được xếp vào tam yếu nhưng không phải là chủ – táo – môn mà là hướng – táo – môn. Nhưng dù quan điểm nào thì cũng nói lên tầm quan trọng của phong thủy nhà bếp.
Nếu vô tình làm sai về bố trí phong thủy nhà bếp thì có thể dẫn tới một hoặc một số hệ quả sau đây:
- Ốm đau bệnh tật.
- Tiền bạc khó khăn.
- Vợ chồng lục đục.
- Con cái khó sinh, khó dưỡng.
2. Cách xác định hướng bếp hợp phong thuỷ
Nói đến phong thủy nhà bếp thì cái lõi của nó là bếp nấu, tức là bếp lò, bếp gas, bếp từ, là chỗ đặt nồi lên để đun nấu. Còn tất cả các bộ phận khác chỉ là thứ yếu. Phong thủy bếp nấu chia thành hai việc quan trọng: chỗ đặt bếp nấu và hướng bếp.
2.1. Chọn chỗ đặt bếp hợp phong thuỷ
Theo phong thủy đặt bếp trong nhà có nhiều cách, theo bát trạch người ta thường đặt bếp vào phía ngược tứ với chủ nhà. Tức là nếu chủ nhà thuộc đông tứ mệnh thì nên đặt bếp vào các vị trí thuộc tây tứ trạch và ngược lại chủ nhà thuộc tây tứ mệnh thì bếp sẽ đặt vào các cung thuộc đông tứ trạch.
Có thể lý giải cách đặt bếp theo Bát trạch như thế này, Bát Trạch cổ điển khuyên bếp nên “tọa hung” tức là đặt vào các cung ngũ quỷ, tuyệt mạng, họa hại, lục sát. Điều này ngụ ý rằng, nơi tọa bếp có khói lửa nghi ngút, dùng chính yếu tố lấy độc trị độc để trấn áp những cung hung họa. Bát trạch tân thời lại khuyên ngoài tọa hung thì “có thể tọa cát”, đồng thời “hướng cát”. Nhược điểm của bát trạch là khẩu độ bát cung quá lớn, tốt xấu gần như cố định, độ tin cậy thấp.
Theo huyền không thì bếp nên đặt vào chỗ sao sơn vượng khí. Thậm chí theo một vài phái khác thì phải cụ thể hơn theo từng sơn nhỏ, chứ không thể chung chung như bát trạch được. Việc này tương đối khó, gia chủ nên tham vấn ý kiến của thầy phong thủy.
Lý giải đặt bếp theo huyền không phi tinh, thì chọn vị trí bếp theo mối quan hệ giữa các tổ sao. Nơi nào có cát tinh đáo ngự hoặc có tổ hợp sao tương sinh thì nơi đó có thể an vị bếp. Ưu điểm của huyền không là tìm được vị trí tốt cho bản thân bếp, để tương phối giữa địa và thiên, giữa hỏa thần với sự biến đổi của chòm sao bắc đẩu. Điều này giúp cho vượng địa. Địa vượng thì nhân cường, đó là một quy tắc đúng. Nên đặt ở nơi có sao sinh vượng. Vận 1 ưu tiên sao số 1 và 4, vận 2, 3 lấy hướng có sao số 3, 4. Vận 4 lấy sao số 1, 4. Vận 5, 6, 7 lấy số 1, 8. Vận 8 lấy số 8, 9, 1. Vận 9 lấy số 1, 8, 9
Tuy nhiên, khẩu độ bát cung vẫn lớn và phải đi sát hơn một bước nữa tới từng phân kim. Táo vị nhập cung được tiếp tục chia thành 24 sơn hướng, mỗi sơn lấy 6 độ trung tâm sau khi loại đi không vong, không hướng, không phùng. Nếu táo vị đặt vào không vong, không hướng, không phùng thì tác hại cũng chẳng khác nào cửa cái. Trên vòng 24 sơn hướng, táo vị lại được tính toán chi tiết cho từng sơn cát sơn hung. Từ đó phối hợp với huyền không, với bát trạch, với mệnh lý mà xác định được vị trí đặt bếp.
Trong dân gian thường dùng cách bố trí phong thủy cho nhà bếp theo bát trạch. Cụ thể như sau:
- Đông tứ trạch là các hướng: Nam (Ly), Bắc (Khảm), Đông (Chấn), Đông Nam (Tốn).
- Tây tứ trạch là các hướng: Tây (Đoài), Tây Bắc (Càn), Tây Nam (Khôn), Đông Bắc (Cấn).
- Đông tứ mệnh là các tuổi thuộc về cung: Ly, Khảm, Chấn, Tốn.
- Tây tứ mệnh là các tuổi thuộc về cung: Đoài, Càn, Khôn, Cấn.
Để biết một tuổi bất kỳ thuộc cung nào, là đông tứ mệnh hay tây tứ mệnh ta làm như sau:
Ví dụ: Gia chủ Canh Tuất 1970, ta tách 04 chữ số của năm sinh âm lịch, cộng lại với nhau 1+9+7+0 được tổng là 17. Sau đó lấy tổng này cho 9 để tìm số dư, rồi đem số dư đó đối chiếu với bảng dưới đây sẽ được kết quả là dư 8, nên chủ nhà mệnh Chấn, thuộc đông tứ mệnh.
Số dư | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Nam | Khôn | Khả | Ly | Cấn | Đoài | Càn | Khôn | Tốn | Chấn |
Nữ | Tốn | Cấn | Càn | Đoài | Cấn | Ly | Khảm | Khôn | Chấn |
Tham khảo dịch vụ tư vấn và thiết kế phong thủy tại Phong thủy Nguyễn Hoàng
2.2. Chọn hướng bếp dựa vào hướng nhà
Sau khi có chỗ đặt bếp theo phong thủy rồi thì phải xem thử nên xoay bếp đi đâu cho tốt nhất. Hướng bếp cổ điển chính là hướng miệng lò nhìn về phía nào, tức là ngược hướng với mặt người nấu. Khi đứng nấu ăn, lưng người xoay về phía nào thì phía đó chính là hướng bếp. Có nhiều cách để chọn hướng bếp. Người có chuyên môn sâu thì chọn theo huyền không hoặc mệnh lý tứ trụ. Với người bình thường thì dễ nhất là chọn theo bát trạch.
Thực chất cần phải lấy vị trí của cửa chính mới đúng nhưng việc này không phải ai cũng tính được, vì vậy chúng tôi giả định hướng cửa đồng nhất với cửa nhà thì ta có các phương án như sau:
Mệnh chủ | Hướng bếp tốt nhất | Hướng bếp tốt vừa |
Càn | Tây, Tây Nam | Tây Bắc, Đông Bắc |
Khảm | Đông Nam, Nam | Đông, Bắc |
Cấn | Tây Nam, Tây | Tây Bắc, Đông Bắc |
Chấn | Nam, Đông Nam | Bắc, Đông |
Tốn | Bắc, Đông | Nam, Đông Nam |
Ly | Đông, Bắc | Đông Nam, Nam |
Khôn | Đông Bắc, Tây Bắc | Tây, Tây Nam |
Đoài | Tây Bắc, Đông Bắc | Tây Nam, Tây |
>> Hướng bếp dành cho nhà hướng Đông
Mệnh chủ | Nhà hướng Đông | Hướng bếp tốt nhất |
Càn | Ngũ quỷ | Tây |
Khảm | Thiên y | Đông Nam, Nam |
Cấn | Lục sát | Tây |
Chấn | Phục vị | Nam, Đông Nam |
Tốn | Phúc đức | Bắc, Đông |
Ly | Sinh khí | Đông, Bắc |
Khôn | Họa hại | Tây Nam |
Đoài | Tuyệt mạng | Tây Nam |
>> Hướng bếp dành cho nhà hướng Đông Nam
Mệnh chủ | Nhà hướng Đông Nam | Hướng bếp tốt nhất |
Càn | Họa hại | Tây Bắc |
Khảm | Sinh khí | Đông Nam, Nam |
Cấn | Tuyệt mạng | Tây Bắc |
Chấn | Phúc đức | Nam, Đông Nam |
Tốn | Phục vị | Bắc, Đông |
Ly | Thiên y | Đông, Bắc |
Khôn | Ngũ quỷ | Đông Bắc |
Đoài | Lục sát | Đông Bắc |
>> Hướng bếp dành cho nhà hướng Nam
Mệnh chủ | Nhà hướng Nam | Hướng bếp tốt nhất |
Càn | Tuyệt mạng | Đông Bắc |
Khảm | Phúc đức | Đông Nam, Nam |
Cấn | Họa hại | Đông Bắc |
Chấn | Sinh khí | Nam, Đông Nam |
Tốn | Thiên y | Bắc, Đông |
Ly | Phục vị | Đông, Bắc |
Khôn | Lục sát | Tây Bắc |
Đoài | Ngũ quỷ | Tây Bắc |
>> Hướng bếp dành cho nhà hướng Tây Nam
Mệnh chủ | Nhà hướng Tây Nam | Hướng bếp tốt nhất |
Càn | Phúc đức | Tây, Tây Nam |
Khảm | Tuyệt mạng | Đông |
Cấn | Sinh khí | Tây Nam, Tây |
Chấn | Họa hại | Đông |
Tốn | Ngũ quỷ | Bắc |
Ly | Lục sát | Bắc |
Khôn | Phục vị | Đông Bắc, Tây Bắc |
Đoài | Thiên y | Tây Bắc, Đông Bắc |
>> Hướng bếp dành cho nhà hướng Tây
Mệnh chủ | Nhà hướng Tây | Hướng bếp tốt nhất |
Càn | Sinh khí | Tây, Tây Nam |
Khảm | Họa hại | Bắc |
Cấn | Phúc đức | Tây Nam, Tây |
Chấn | Tuyệt mạng | Bắc |
Tốn | Lục sát | Đông |
Ly | Ngũ quỷ | Đông |
Khôn | Thiên y | Đông Bắc, Tây Bắc |
Đoài | Phục vị | Tây Bắc, Đông Bắc |
>> Hướng bếp dành cho nhà hướng Tây Bắc
Mệnh chủ | Nhà hướng Tây Bắc | Hướng bếp tốt nhất |
Càn | Phục vị | Tây, Tây Nam |
Khảm | Lục sát | Nam |
Cấn | Thiên y | Tây Nam, Tây |
Chấn | Ngũ quỷ | Nam |
Tốn | Họa hại | Đông Nam |
Ly | Tuyệt mạng | Đông Nam |
Khôn | Phúc đức | Đông Bắc, Tây Bắc |
Đoài | Sinh khí | Tây Bắc, Đông Bắc |
>> Hướng bếp dành cho nhà hướng Bắc
Mệnh chủ | Nhà hướng Bắc | Hướng bếp tốt nhất |
Càn | Lục sát | Tây Nam |
Khảm | Phục vị | Đông Nam, Nam |
Cấn | Ngũ quỷ | Tây Nam |
Chấn | Thiên y | Nam, Đông Nam |
Tốn | Sinh khí | Bắc, Đông |
Ly | Phúc đức | Đông, Bắc |
Khôn | Tuyệt mạng | Tây |
Đoài | Họa hại | Tây |
>> Hướng bếp dành cho nhà hướng Đông Bắc
Mệnh chủ | Nhà hướng Đông Bắc | Hướng bếp tốt nhất |
Càn | Thiên y | Tây, Tây Nam |
Khảm | Ngũ quỷ | Đông Nam |
Cấn | Phục vị | Tây Nam, Tây |
Chấn | Lục sát | Tốn |
Tốn | Tuyệt mạng | Nam |
Ly | Họa hại | Nam |
Khôn | Sinh khí | Đông Bắc, Tây Bắc |
Đoài | Phúc đức | Tây Bắc, Đông Bắc |
2.3. Cách đặt hướng bếp hợp phong thủy dựa vào tuổi của gia chủ
Tùy theo mệnh mà gia chủ có thể thiết kế phong thủy nhà bếp theo tuổi tốt nhất như sau:
Mệnh chủ | Hướng bếp tốt nhất | Hướng bếp tốt vừa |
Càn | Tây, Tây Nam | Tây Bắc, Đông Bắc |
Khảm | Đông Nam, Nam | Đông, Bắc |
Cấn | Tây Nam, Tây | Tây Bắc, Đông Bắc |
Chấn | Nam, Đông Nam | Bắc, Đông |
Tốn | Bắc, Đông | Nam, Đông Nam |
Ly | Đông, Bắc | Đông Nam, Nam |
Khôn | Đông Bắc, Tây Bắc | Tây, Tây Nam |
Đoài | Tây Bắc, Đông Bắc | Tây Nam, Tây |
Lưu ý rằng, cách đặt hướng nhà bếp phong thủy dựa theo hướng ngôi nhà và tuổi của gia chủ như trên khá đơn giản nên hiệu quả chưa thực sự cao. Cần phải tinh chỉnh hướng bếp cho chuẩn phong thủy thì mới được công năng tốt nhất.
Ví dụ: Nên xoay bếp nhìn về hướng Đông nhưng Đông được hiểu là quãng rộng tới 45 độ, kéo từ 67.5 độ đến 112.5 độ tuy là tốt nhưng trong tốt lại có những chỗ xấu thậm chí rất xấu. Vì vậy cần lấy độ nào thì phải có thầy phong thủy mới xác định được.
3. Những điều tối kỵ trong phong thủy đặt bếp trong nhà
3.1. Không đặt bếp giữa nhà
Giữa nhà là khu vực trung tâm, nơi khí dương tụ hội. Nếu đặt bếp tại đây sẽ làm cho xáo động chân khí, gây tổn hại về sức khỏe và tâm trí của gia chủ, nên thay đổi bếp sang một vị trí mới.
3.2. Không đặt bếp ở Bắc và Tây Bắc
Nếu đặt bếp ở phía Bắc thì vận trình bế tắc, gia cảnh bần hàn hoặc cháu con bất lợi. Nếu đặt bếp ở Tây Bắc thì vận nhà suy bại, nhân sự khó khăn. Nên điều chỉnh bếp về cung khác thích hợp hơn.
3.3. Không đặt bếp ở Bắc Đông Bắc và chính giữa Đông Nam
Đây là những khu vực dễ gặp hỏa hoạn nếu bố trí bếp nấu, chăn nuôi cũng khó khăn, phước khó được lâu dài. Vì thế, có thể di chuyển bếp sang những vị trí bên cạnh. Bếp đặt tại Mùi, Khôn, Sửu, Cấn sẽ gặp hung họa.
3.4. Không đặt bếp sau phòng ngủ
Đặt bếp sau phòng ngủ sẽ dễ ốm đau, dâm loạn, con cháu không lương thiện, khó nuôi, dễ tuyệt tự, cô độc. Đặt bếp trước phòng ngủ sẽ tốt hơn nhiều. Phong thủy nhà bếp và phòng ngủ có sự liên thông tương đối về sức khỏe và con cái, cần phải lưu ý.
3.5. Không đặt bếp ở tầng dưới cùng trục với giường ngủ ở tầng trên
Đặt như vậy sẽ làm giấc ngủ bất an, sức khỏe suy giảm. Chỉ cần di chuyển giường ở tầng trên với bếp nấu ở tầng dưới lệch ra khỏi trục
3.6. Không đặt bếp trước nhà
Đặt trước nhà dễ mắc bệnh tim và chân, nên di chuyển về nơi phù hợp.
3.7. Không đặt bếp dưới xà nhà
Đặt dưới xà gặp bệnh lao. Nên dùng trần thạch cao để che xà thì vẫn có thể sử dụng.
3.8. Không đặt bếp gần nhà vệ sinh
Bếp gần nhà vệ sinh bệnh về mắt, có nhiều chuyện lạ. Cần phải luôn giữ sạch sẽ, khô, thoáng nhà vệ sinh. Nếu nhà vệ sinh là chung cư hoặc cách xa bể phốt thì không sao.
3.9. Không đặt bếp gần giếng
Bếp giếng liền nhau, dâu con bất hòa. Bếp nên cách xa giếng một đoạn tối thiểu 3 mét.
3.10. Không đặt nhà bếp cạnh cửa ra vào
Phong thủy nhà bếp với phòng khách cũng có mối quan hệ khá khăng khít. Nếu phòng khách ngay liền cửa ra vào mà bếp đặt cạnh lối đi cửa chính thì dễ bị tiểu nhân tranh đoạt mất tiền tài. Vì thế, để khắc phục điều này thì nên có một quầy ba hay bình phong hoặc bức vách che đi, sao cho khuất tầm nhìn vào bếp nấu thì mới có thể đạt được công dụng của phong thủy phòng khách và bếp.
3.11. Bếp không nên đặt tại không vong, không hướng, không phùng
Đây là vùng giáp ranh giữa các long thần, mỗi long rộng 15 độ nhưng chỉ có khoảng 9 độ chính giữa là tốt, còn 6 độ bên cạnh là vùng tạp khí, hay tranh chấp. Nếu tâm bếp phạm vào những trường này thì gia đạo bất hòa, bên ngoài thị phi, dễ bị ốm đau, hao tài, tiểu nhân ganh ghét. Việc xác định tâm bếp cần phải có thầy phong thủy, gia chủ không tự mình làm được, rất dễ sai lệch.
3.12. Bếp không nên nhìn về phía địa chi
Bếp nhìn về địa chi thì dễ phạm thái tuế và tam sát, cứ vài năm lại gặp nhiều phiền toái vì hướng bếp này. Bếp nên hướng về thiên can hoặc tứ duy là những hướng lành hơn. Tuy vậy, bếp cần chính hướng, nếu chệch đi một chút sẽ phạm vào không vong, không hướng, không phùng, hậu quả cũng rắc rối như đã nói ở trên vậy. Gia chủ cần có thầy phong thủy hỗ trợ tìm đúng độ hướng của bếp.
Giải đáp: Phong thủy nhà có 2 bếp có sao không? Nguyên tắc thiết kế 2 bếp? Nguyên tắc thiết kế 2 bếp
4. Những kiêng kỵ trong bố trí phong thủy nhà bếp
4.1. Nhìn thấy bếp ngay khi bước vào nhà
Bếp tượng trưng cho của cải, bước vào nhà không được nhìn thấy bếp, nhìn thấy là lộ tài. Nhiều căn hộ chung cư phạm phải điều này, có thể dùng cây xanh, quầy bar hoặc bình phong che lại.
4.2. Treo tủ bát trên đầu bếp
Tủ bát treo ngay trên đầu bếp là hoàn toàn bất lợi, tiền bạc khó thông, hòa khí khó giữ, cần phải thay đổi, tốt nhất là tủ bát không treo trên đầu bếp nấu. Khi thiết kế phong thủy nhà bếp cần phải chú ý phần kệ.
4.3. Hướng quay mặt bếp
Mặt bếp là phía có núm tắt mở bếp gas hoặc nút điều khiển bếp từ, bếp điện (cùng chiều với lưng người nấu), nên quay về phía cát.
4.4. Vị trí tủ lạnh – nhà bếp gần nhau
Không để tủ lạnh, nhà tắm, bể nước gần bếp, thủy hỏa giao tranh sinh ra ra ốm đau, dâm dật.
4.5. Vị trí bếp và nhà vệ sinh gần nhau
Bếp phải sạch sẽ, tránh gần nhà vệ sinh, tránh nắng chiếu vào chênh chếch, như thế vừa đảm bảo an toàn thực phẩm lại được phúc thần thương yêu.
4.6. Thắp hương tại bếp
Thắp hương tại bếp là dị đoan, thờ ma xó, nên đón tiếp các vị trên bàn thờ thần linh, chung với gia tiên cũng được. Phong thủy bếp ăn không thích hợp để lập bát hương ở đây.
4.7. Đặt bếp ở vị trí gập ghềnh
Nền bếp nên bằng phẳng, tránh khấp khểnh, gồ ghề, thấp cao lồi lõm, sẽ làm cho khí dương khó tụ, sức khỏe thất thường, tính khí nóng nảy. Đồng thời, phong thủy bàn bếp cũng cần phải đặt vào nơi cố định, tránh di chuyển liên tục.
4.8. Đặt sọt rác trong phòng bếp
Không nên để sọt rác trong phòng bếp. Sọt rác là nơi chứa khí âm, để vào sẽ làm nhiễm tạp khí dương của bếp, điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là tính tình người phụ nữ trong nhà.
4.9. Bếp bị kẹt giữa 2 nguồn nước
Không để bếp nấu bị kẹp giữa hai nguồn nước, ví dụ bồn rửa một bên, tủ lạnh một bên, thì sẽ bất lợi. Nên bố trí nguồn nước sang cùng một phía và cách xa bếp nấu tối thiểu 50cm. Một nhà bếp phong thủy không nên bố trí quá nhiều nguồn nước xung quanh.
4.10. Bếp nhìn thẳng vào nhà vệ sinh
Bếp không nên nhìn thẳng vào cửa nhà vệ sinh, sẽ ảnh hưởng đến mắt và tình cảm. Nên dùng chậu cây cảnh, mành rèm để tạo bình phong che chắn.
4.11. Để bếp ẩm mốc
Bếp ẩm ướt, rêu mốc sẽ làm cho dương khí bị hao hụt, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình. Gia chủ luôn phải giữ khô ráo, sạch sẽ mới đúng nhà bếp phong thủy.
4.12. Bếp thiếu ánh sáng
Bếp thiếu ánh sáng thì âm khí nặng nề. Phòng bếp cần phải có ánh sáng chan hòa, đèn điện công suất lớn. Tuy vậy, không được để ánh nắng lọt khe chiếu vào bếp nấu.
4.13. Bếp để nơi gió lùa
Như vậy sẽ làm cho khí dương tiêu tán. Bếp nên để nơi kín gió thì mới tích tụ được sinh khí.
Tham khảo thêm: Phong thủy phòng bếp trong nhà ống mang tài lộc, may mắn cho gia chủ
5. Những món đồ phong thuỷ bạn có thể trang trí trong phòng bếp
Hồ lô ngũ đế: Vật phẩm này rất tốt cho phong thủy nhà bếp. Đây là một vật phẩm thông dụng, được cấu tạo bằng năm đồng tiền cổ, một cái hồ lô bằng đá quý, tết lại với nhau bằng những sợi dây ngũ sắc theo công thức đặc biệt. Chuỗi hồ lô ngũ treo trên đầu bếp hoặc ngoài cửa bếp có thể giúp cho âm khí được tiêu trừ, dương khí được quần tụ. Hơn nữa, làm cho sức khỏe ổn định, tài lộc được tấn tới. Hồ lô ngũ đế còn có thể hóa giải thái tuế, ngũ hoàng, tam sát khi chiếu vào bếp hàng năm.
Quả hồ lô khô: Quả hồ lô phơi khô, rỗng ruột khá phổ biến trong đời sống. Từ hàng ngàn năm trước, quả hồ lô đã được các đạo tiên sử dụng để đựng linh đan, châu báu, đồng thời có thể hút tài lộc, trừ yêu ma và nhiều công dụng kỳ diệu khác. Vì vậy, khi bài trí phong thủy kệ bếp, gia chủ nên treo một chùm năm quả hồ lô thì có thể chiêu tài, hóa sát, giữ được bình an, gia đạo vui vầy, điều này luôn được các phong thủy sư khuyến nghị.
6. Lưu ý trong phong thủy bếp
- Bếp đặt trước phòng ngủ thì bình yên. Bếp đặt đằng sau nhà thì con cháu không lương thiện, khó nuôi dễ tuyệt tự, tuyệt tôn, cô độc.
- Bếp đặt trước nhà dễ bị bệnh tim hoặc đau chân. Đặt dưới xà ngang thì dễ bị bệnh lao. Từ cửa nhà nhìn thấy bếp thì chăn nuôi khó khăn hao tổn tài chính.
- Bếp gần nhà vệ sinh thì có nhiều truyện kỳ quặc hoặc là bệnh về mắt. Bếp và giếng liền nhau thì dâu con bất hòa gia đạo lục đục. Không nên để hai nước kẹp một lửa (tủ lạnh – bếp – bồn rửa)
- Nhà bếp nên đặt theo hướng đông hoặc đông nam của căn nhà.
- Ánh sáng trong nhà bếp luôn đầy đủ, không khí lưu thông thông suốt.
- Nhà bếp không nên kề sát phòng ngủ, cửa bếp không đối diện với cửa nhà vệ sinh.
- Trong nhà bếp luôn ngăn nắp sạch sẽ.
- Trong nhà bếp âm dương cân bằng.
- Cửa bếp không được thẳng với cửa nhà bếp.
- Lưng bàn bếp phải dựa tường.
- Không gian và độ cao bên lò hợp lý.
- Dao và những thứ sắc nhọn trong nhà bếp không được để lộ ra ngoài.
- Vị trí của vòi nước và mặt bếp gas trong nhà bếp nên tránh đặt sát của bếp.
7. Các câu hỏi về bếp thường gặp về phong thủy trong nhà bếp
7.1. Tại sao bếp và nhà vệ sinh không được chung cửa?
Nhà bếp là nơi khởi nguồn của tài lộc, cần phải thường xuyên thu nạp lộc khí. Còn nhà vệ sinh lại là nơi tỏa ra những dòng khí bất lợi. Ngoài ra, nhà bếp lại là nơi thuộc Hỏa, phòng nhà vệ sinh lại là nơi thuộc Thủy. Nếu cả hai dùng chung một cửa, là bố cục Thủy Hỏa không dung hòa, dẫn đến tình cảm vợ chồng trở nên bất hòa. Ngoài ra, nhà vệ sinh kề sát bếp sẽ tạo ra các loại khí ô nhiễm cùng với vi khuẩn, bệnh tật… xâm nhập vào nhà bếp. Cho nên, nhà bếp và nhà vệ sinh nên cố gắng tách biệt. Nếu không, các không khí ô nhiễm từ nhà vệ sinh sẽ xâm nhập vào bếp, đương nhiên tiền tài cũng khó giữ được.
Còn một điểm nữa cũng cần chú ý, nếu nhà vệ sinh tạm thời chưa sử dụng , thì cũng không được tắm rửa trong nhà bếp, đây là một việc làm bất kính với táo quân, ảnh hưởng xấu đến tài vận của gia đình.
7.2. Tại sao không đặt bếp tại trung tâm ngôi nhà?
Theo cách nói truyền thống, trung tâm nhà là “mắt huyệt” , cũng chính là vị trí “hoàng cực”, khu vực hạt nhân của toàn bộ căn nhà, sinh khí bắt đầu từ đây lan tỏa ra toàn bộ ngôi nhà. Khu vực này cần phải giữ được sự thanh tịnh và an toàn, do đó, dùng làm phòng ngủ là hợp lý nhất. Còn nếu đặt nhà bếp ở trung tâm nhà sẽ không tốt, nhà bếp không những có hỏa khí, mùi thức ăn, còn có nước và những âm thanh của nồi niêu xoong chảo, những tạp âm, khí nóng…mỗi ngày đều tấn công vào “măt huyệt” vốn thanh tịnh, ôn hòa sẽ làm hủy hoại sự lan tỏa bình thường của sinh khí, làm giảm sinh khí trong nhà, thậm chí còn biến những nơi sinh khí tốt thành nơi có sinh khí xấu.
7.3. Tại sao “nhà bếp bị kẹp giữa hai phòng ngủ” là tối kị trong phong thủy?
Bố trí nhà bếp giữa hai phòng ngủ là điều đại kỵ trong phong thủy. Một khi phạm phải điều kiêng kỵ này, sẽ rất bất lợi với những người ngủ tại hai phòng cạnh bếp. Tường phòng ngủ không nên sát với tường nhà bếp, do nhà bếp thuộc “Hỏa”, sẽ tạo cảm giác bất an cho người sống trong phòng ngủ bên cạnh. Hai phòng ngủ kẹp một nhà bếp rơi vào bố cục chung vách tường, càng gây bất lợi cho tài vận và sức khỏe, nên cố gắng tránh những bố cục như vậy
Nói tóm lại, bếp là bộ phận quan trọng. Phong thủy nhà bếp chiếm một trọng số lớn. Không chỉ là vị trí và hướng mà còn cần phải lưu tâm về bố trí phong thủy nhà bếp cho đúng thì mới có thể đắc phúc. Nếu vô tình, phạm những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà bếp thì có thể gặp nhiều tai họa. Vì vậy, cẩn tắc vô áy náy, tầm soát phong thủy cho nhà bếp là một việc nên làm, khi được người có chuyên môn xem phong thủy cho nhà bếp thì việc chuyển họa thành phúc cũng không phải là bất khả thi.
Phong thủy Nguyễn Hoàng có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn phong thủy nhà bếp. Đặc biệt, các gia chủ tìm đến Phong thủy Nguyễn Hoàng đều đạt được những mong muốn về tài lộc, công danh. Ngoài ra, Phong thủy Nguyễn Hoàng còn hỗ trợ gia chủ chọn lựa các vật phẩm phong thủy phù hợp với nhà bếp của mình. Liên hệ ngay theo số 097.133.00.09.
Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng là một trong những thầy dạy phong thủy tốt nhất Việt Nam, được biết đến như một Giảng sư đặc biệt, có khả năng biến những thuật ngữ phức tạp của cổ thư thành những khái niệm đơn giản trong đời sống. Chính vì vậy, chương trình “Phổ cập phong thủy vì cộng đồng” do Thầy khởi xướng đã được đón nhận rộng rãi thông qua các bài giảng online, các buổi tọa đàm trực tiếp và trên internet. Thầy là người tiên phong và có nhiều khóa học online nhất Việt Nam trên các nền tảng đào tạo trực tuyến về phong thủy. Vì vậy hàng vạn người học phong thủy, dịch lý, bát tự được thầy hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, ai chưa biết gì cũng có thể học được, đã trưởng thành và đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị ý nghĩa.