Nhà ống là kiểu nhà được nhiều người lựa chọn vì phù hợp với diện tích khiêm tốn. Tuy nhiên, nhà ống lại có nhược điểm là chiều ngang hẹp và chiều sâu dài nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi bố trí phòng ốc cho ngôi nhà, nhất là phòng bếp để mang lại tính thẩm mỹ cao và hài hòa phong thủy nhất. Việc bố trí phòng bếp theo phong thủy sẽ giúp thu hút khí tốt đến với gia chủ. Sau đây là những gợi ý thiết kế phong thủy phòng bếp trong nhà ống để bạn tham khảo và tìm hiểu trước khi thiết kế ngôi nhà của mình!
1. Xác định vị trí và diện tích phòng bếp nhà ống hợp phong thủy
Bởi đặc trưng của nhà ống là rộng sâu và hẹp ngang. Nên phong thủy phòng bếp trong nhà ống, gia chủ cần cân nhắc và tính toàn thật kỹ trước khi thiết kế phòng bếp. Dựa vào diện tích thực có của ngôi nhà để lắp đặt vị trí đặt bếp trong nhà ống cho phù hợp nhất.
Thường với mẫu nhà ống, để tiết kiệm diện tích gia chủ nên đặt bếp gần cầu thang ở cung trung. Và tận dụng cầu thang để tạo điểm ngăn cách ngăn cách phòng bếp và phòng khách của gia đình. Phân chia hai khu này với nhau. Điều này không chỉ hợp phong thủy mà còn giúp cho việc di chuyển thuận tiện hơn. Và không làm ảnh hưởng đến không gian phòng khách.
Và diện tích của không gian này sẽ nằm trong khoảng từ 15 – 20m2. Tùy thuộc vào kích thước không gian cũng như là chiều sâu của ngôi nhà.
2. Xác định hướng phòng bếp chuẩn cho nhà ống
Khi nói đến phong thủy phòng bếp điều bạn cần lưu ý đầu tiên đó chính là hướng đặt bếp. Hướng bếp là hướng ngược với mặt người nấu. Lưng người nấu xoay về đâu thì phía đó chính là hướng bếp.
Hướng bếp tốt khi thiết kế phong thủy phòng bếp trong nhà ống là hướng Đông Nam hoặc hướng Đông và góc hướng Nam. Bên cạnh đó, khi thiết kế phòng bếp, bạn cần đặt hướng bếp sao cho khi thực hiện công việc nấu nướng người nấu có thể quan sát được tổng thể căn nhà. Điều này giúp gia chủ nắm được các hoạt động đang diễn ra trong quá trình nấu nướng. Tránh để bị ngạc nhiên, bị hù dọa và phân tâm ảnh hưởng đến quá trình làm bếp.
Theo phong thủy phòng bếp trong nhà ống, các chuyên gia chỉ ra nên tránh bếp hướng thẳng ra cửa sẽ khiến “tài phú đa hao”. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tiền tài của gia chủ. Bên cạnh đó, bếp thuộc hành hỏa nên khi bố trí theo hướng này cũng dễ khiến tính tình gia chủ trở nên nóng nảy. Ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Thêm vào đó, phong thủy phòng bếp trong nhà ống, hướng đặt bếp không nên đối diện với cửa chính ra vào. Bởi khi nấu nướng, hơi nóng từ bếp sẽ tỏa ngược ra phòng khách. Điều này làm cản trở sinh khí của cả ngôi nhà. Cũng lưu ý không nên đặt bếp liền kề hoặc đối diện nhà vệ sinh. Vì khí uế sẽ khuếch tán vào bếp và nói theo khoa học, sẽ khiến thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, bạn cần tránh thiết kế bếp cho nhà ống ngay sát phòng ngủ. Bởi nhà bếp sinh ra khí nóng sẽ ảnh hưởng đến không khí trong phòng ngủ. Và làm mất giấc ngủ ngon của gia chủ.
3. Vị trí đặt bếp và bồn rửa
Theo phong thủy, bếp thuộc hành Hỏa nên khi bố trí phong thủy phòng bếp trong nhà ống. Bạn cần hạn chế đặt bếp gần bồn rửa thuộc hành Thủy. Điều này sẽ giúp gia chủ tránh được sự xung khắc về mặt phong thủy. Giúp cuộc sống thuận lợi và tốt đẹp hơn.
Để tránh sự tương khắc trên bạn nên đặt bếp, bồn rửa, tủ lạnh thành hình tam giác. Hoặc theo đường thẳng nhưng bếp không được đặt ở giữa. Đảm bảo khoảng cách giữa bếp với bồn rửa và tủ lạnh cách nhau ít nhất là 60cm. Để đảm bảo yếu tố phong thủy phòng bếp trong nhà ống.
Ngoài ra khi bố trí phong thủy phòng bếp trong nhà ống cần chú ý những điểm sau:
- Bếp không nên gần cửa sổ, tường phía Tây hoặc tường sau của bếp chung với nhà vệ sinh hoặc phòng ngủ.
- Nên đặt bếp ở nơi kín, không có khoảng trống và không nên có cửa sổ phía sau bếp.
- Tránh để xà ngang đè lên bếp, không để góc nhọn chiếu vào bếp.
Xem thêm: Phong thủy nhà bếp và phòng ngủ – Những điều gia chủ cần tránh
4. Màu sắc của phòng bếp nhà ống
Theo phong thủy phòng bếp trong nhà ống, màu sắc không chỉ tác động đến thẩm mỹ phòng bếp nhà ống. Mà còn giúp bổ sung năng lượng cho không gian nhà ở. Vì thế, khi thiết kế phòng bếp bạn nên chọn những gam màu hài hòa với tổng thể ngôi nhà cũng như hợp mệnh phong thủy. Như xanh lá ( mộc ), vàng ( thổ ). Để tránh gặp phải điều xui rủi cho cuộc sống của cả gia đình.
Bạn nên chọn màu sắc cho phong thủy phòng bếp trong nhà ống theo thuyết ngũ hành. Chẳng hạn: nếu phòng bếp thuộc hành Hỏa. Cần tránh những gam màu như xanh dương, xanh coban,… thuộc hành Thủy. Để hạn chế sự tương khắc giữa hai mệnh này. Đồng thời, gia chủ cũng không nên chọn gam màu nóng. Vì điều này rất dễ khiến không gian nhà trở nên nóng nực. Khiến gia chủ cảm thấy bực bội và cáu gắt.
Để có phong thủy phòng bếp trong nhà ống tốt nhất bạn nên chọn gam màu gỗ nhằm tăng cường thêm sức mạnh cho không gian bếp. Giúp trấn giữ và bảo vệ bình yên cho ngôi nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng gam màu vàng hoặc nâu đất. Để áp dụng cho căn bếp cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo. Giúp ngôi nhà thêm ấm cúng và an yên.
5. Nội thất hợp phong thủy phòng bếp trong nhà ống
Nội thất cũng là một trong những yếu tố quyết định đến tính phong thủy phòng bếp trong nhà ống.Tuy nhiên nhà ống có đặc điểm mặt tiền nhỏ, không gian không được thông thoáng. Do đó, khi thiết kế nội thất cho nhà ống bạn cần lựa chọn những món đồ nội thất nhỏ gọn, thông minh. Để tiết kiệm được không gian cũng như tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Nhà ống tốt nhất nên sử dụng những món đồ nội thất có kết cấu đơn giản, tiện nghi và hiện đại. Bạn có thể sử dụng mẫu tủ bếp chữ I hoặc chữ L. Để tận dụng được những góc chết của ngôi nhà, cho không gian thêm rộng rãi và thông thoáng hơn. Những mẫu tủ này nên được thiết kế với nhiều ngăn kéo. Sẽ giúp àm tăng khả năng lưu trữ. Giúp gia chủ cất giữ đồ đạt một cách gọn gàng, ngăn nắp.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến yếu tố phong thủy phòng bếp trong nhà ống, khi lắp đặt tủ bếp. Những loại tủ bếp này cần phù hợp với hành mộc. Và nên được làm từ các chất liệu như: gỗ, gỗ acrylic,… có bề mặt bóng gương. Màu sắc và mẫu mã đa dạng sẽ giúp không gian bếp thêm sinh động, ấn tượng và hợp mệnh phong thủy bếp.
Trong, phong thủy phòng bếp trong nhà ống, khi lắp đặt bàn ăn cho căn bếp nên đặt ở vị trí khuất. Không nên để gần cửa ra vào hay đối diện với bàn thờ. Nếu không có quá nhiều diện tích để bố trí bàn ăn. Bạn có thể đặt bàn xa các vị trí kỵ trên hoặc đặt lệch sang hai bên. Hạn chế bố trí trên cùng một đường thẳng. Bàn ăn cũng không nên đặt ở nơi có nhiều thiết bị xà ngang treo lơ lửng ngay trên đầu. Bởi về mặt phong thủy sẽ ảnh hưởng xấu. Điều này sẽ khiến gia chủ gặp nhiều xui xẻo, không may mắn.
Ngoài ra, phong thủy phòng bếp trong nhà ống, bạn cũng cần chú ý đến kiểu dáng bàn ăn. Hạn chế chọn bàn ăn có nhiều góc nhọn. Thay vào đó hãy chọn mẫu bàn tròn hay hình elip, hình vuông là thích hợp hơn cả. Và tránh kiểu bàn có nhiều góc nhọn. Các thiết bị trên mặt bàn chứa nút bấm điều khiển như nồi cơm điện cũng không nên để hướng thẳng ra cửa chính. Điều này dễ dẫn đến nguồn thực phẩm trong nhà bạn bị thất thoát ra bên ngoài.
Tìm hiểu thêm: Quan điểm Phong thủy nhà có 2 bếp có sao không? Nguyên tắc thiết kế 2 bếp
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ với mọi người một số gợi ý về phòng bếp nhà ống theo phong thủy phù hợp nhất. Do nhà ống không có nhiều cơ hội để sửa nên việc làm phong thủy trước khi xây là cần thiết. Nếu bạn chưa chọn được hướng phù hợp hoặc muốn có lời khuyên chắc chắn từ chuyên gia thì liên hệ ngay đến Phong thủy Nguyễn Hoàng. Gọi ngay với chúng tôi qua số 097 133 0009. Để được đội ngũ cố vấn tư vấn sắp lịch hẹn với thầy Nguyễn Hoàng.
Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng là một trong những thầy dạy phong thủy tốt nhất Việt Nam, được biết đến như một Giảng sư đặc biệt, có khả năng biến những thuật ngữ phức tạp của cổ thư thành những khái niệm đơn giản trong đời sống. Chính vì vậy, chương trình “Phổ cập phong thủy vì cộng đồng” do Thầy khởi xướng đã được đón nhận rộng rãi thông qua các bài giảng online, các buổi tọa đàm trực tiếp và trên internet. Thầy là người tiên phong và có nhiều khóa học online nhất Việt Nam trên các nền tảng đào tạo trực tuyến về phong thủy. Vì vậy hàng vạn người học phong thủy, dịch lý, bát tự được thầy hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, ai chưa biết gì cũng có thể học được, đã trưởng thành và đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị ý nghĩa.
Bài viết hay quá