Phong thủy nhà bếp và phòng khách là hai bộ phận quan trọng cấu thành phong thủy chỉnh thể của ngôi nhà. Nếu bố trí sai có thể dẫn tới bất hòa, ốm đau, hao tài tốn của. Nếu bố trí đúng thì gia chủ có thể phúc lộc song toàn. Phong Thủy Nguyễn Hoàng sẽ giúp bạn hiểu hơn về hai căn phòng này nhé.
1. Tầm quan trọng của phong thủy nhà bếp và phòng khách
Phòng khách là nơi tụ hội, sinh hoạt chung của cả nhà. Đó cũng là nơi tiếp đón người ra kẻ vào, thậm chí còn là nơi dạy bảo lẫn nhau hay là chỗ giao dịch kinh tế. Vì vậy, phòng khách đóng vai trò điều tiết không khí gia đình, tinh thần và tài lộc của các thành viên.
Phòng bếp là nơi đun nấu, cất trữ thức ăn nuôi sống cả gia đình. Nó liên quan đến sức khỏe, thể chất của mỗi người. Đồng thời, đó là nơi người phụ nữ đảm nhiệm. Nhà bếp vì thế có thể chi phối trạng thái và phước phần của người vợ. Ngoài ra, bếp còn quản về tài lộc.
Phong thủy nhà bếp và phòng khách từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng. Người chủ gia đình có hiểu biết nhất định sẽ quan tâm đến hai khu vực này. Nếu thiếu nó, gia đạo bất an, gia cảnh bần hàn, gia phong kém cỏi.
2. Lưu ý khi bố trí phong thủy nhà bếp và phòng khách
2.1 Những điều kiêng kỵ trong bố trí phòng khách
- Phòng khách nên để nơi trung tâm, tránh nơi xéo lệch
- Phòng khách nên để nơi sáng sủa, tránh chỗ tối tăm
- Phòng khách nên để nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt
- Phòng khách nên để nơi thoáng đãng, tránh nơi bức bí
- Phòng khách nên để nơi cao ráo, tránh nơi thấp trũng
- Phòng khách nên đặt nơi đồng tứ, tránh nơi ngược tứ với gia chủ căn nhà
- Phòng khách nên đặt nơi hướng tinh sinh vượng, tránh nơi hướng tinh suy hãm
- Phòng khách nên rộng, không nên chật
- Phòng khách nên sáng, không nên tối
- Phòng khách nên ấm, không nên lạnh
- Phòng khách nên gọn, không nên bừa bãi
- Phòng khách nên tinh khiết, không nên hôi thối
- Phòng khách nên gần cửa, không nên xa
2.2 Những điều kiêng kỵ trong bố trí nhà bếp
Phong thủy nhà bếp và phòng khách cũng có nhiều điểm tương đồng nhưng do công năng sử dụng khác nhau nên cũng có vài điều riêng biệt.
- Nhà bếp nên rộng, không nên chật
- Nhà bếp nên sáng, không nên tối
- Nhà bếp nên sạch, không nên bẩn
- Nhà bếp nên kín, không nên gió
- Nhà bếp nên khô, không nên ướt
- Nhà bếp nên phẳng, không gồ ghề
- Nhà bếp không nên cao hơn phòng khách
- Nhà bếp nên kín, không nên lộ
- Nhà bếp nên vuông, không nên méo
- Nhà bếp nên đặt ở các phía, không đặt ở trung cung
- Nhà bếp đặt nơi ngược tứ, tránh nơi đồng tứ với chủ nhà
- Nhà bếp đặt nơi sao hướng sinh vượng, tránh nơi sao hướng suy kém
3. Xây phòng khách nối liền nhà bếp có tốt không?
Phong thủy nhà bếp và phòng khách rất quan trọng. Việc có nên xây cạnh nhau hay không tùy thuộc vào cách cục bàn sao của căn nhà và tuổi của gia chủ.
- Về bát quái cung phi: Nhà bếp nên đặt nơi ngược tứ, phòng khách nên đặt nơi đồng tứ.
Ví dụ: Chủ nhà nam 1982, mệnh quái là Ly, thuộc Đông Tứ Mệnh. Phòng khách nên đặt tại Đông Tứ Trạch, là các góc phía: Nam, Bắc, Đông, Đông Nam. Nhà bếp nên đặt tại Tây Tứ Trạch, là các góc phía: Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Đồng thời, hướng bếp (lưng người nấu) nên xoay về cùng tứ, tức là Đông Tứ Trạch, gồm các hướng: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc.
- Về phi tinh cửu cung: Nhà bếp và phòng khách đều nên đặt nơi có sao hướng sinh vượng như bát bạch, nhất bạch, cửu tử. Đây là nơi nhận được thiên khí dồi dào, đặt bếp tại các vị trí này có thể làm cho tiền bạc được phát triển, gia đạo hanh thông, vợ chồng hạnh phúc.
Phong thủy nhà bếp và phòng khách cần kết hợp cả hai phương án trên mới có thể đạt được hiệu quả tốt. Và như vậy, ta không có cơ sở để khẳng định chúng có thể nối liền nhau hay không, phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mới kết luận được.
Thực tế cho thấy, với sự phát triển của xã hội, việc hai khu vực này kế giáp nhau xảy ra khá phổ biến, thậm chí phòng bếp và phòng khách đều là một và căn hộ chung cư là một ví dụ điển hình.
Xem thêm: Phong thủy nhà bếp theo tuổi: Chọn hướng bếp mang lại tài lộc và may mắn cho 12 con giáp
4. Nguyên tắc khi xây phòng khách nối liền nhà bếp
4.1 Thiết kế thêm hệ thống khử mùi trong nhà bếp
Chắc chắn rồi. Phòng khách cần phải thanh khiết, thơm tho. Trong khi đó, nhà bếp thường có mùi thức ăn và khói. Khi hai phòng này nối liền nhau, thậm chí lồng vào nhau thì cần lắp thêm thiết bị hút mùi, khử mùi để đảm bảo sức khỏe, tinh thần và phong thủy.
Khi bạn lắp đặt hệ thống hút mùi, cần chọn loại công suất lớn và đặt ngay trên chính diện bếp nấu. Có như vậy thì lực hút mới mạnh, mùi được khử nhanh, hạn chế được sự lan tỏa ra khu vực khác.
Xem thêm: Phong thủy bếp nhà hàng: Tư vấn cách thiết kế mang lại tài lộc
4.2 Bố trí không gian nhà bếp gọn gàng, thông thoáng
Phong thủy nhà bếp và phòng khách nối liền hay thông nhau thường làm cho khí bị đảo lộn hoặc hỗn tạp. Điều này không tốt cho sức khỏe, hòa khí và sự tích tụ của dương năng.
Các nguyên vật liệu chế biến thức ăn, đồ dùng của nhà bếp có thể chứa những vi khuẩn và những mùi vị không có lợi cho phòng khách. Vì thế, bạn cần phải thường xuyên lau dọn phòng bếp cho gọn gàng, ngăn nắp, thoáng sáng.
4.3 Chọn tông màu đồng bộ giữa nhà bếp và phòng khách
Tông màu của bếp và phòng khách khi hai bộ phận này nối liền cũng nên có sự tương đồng để tạo cảm giác dễ chịu, không rối mắt. Thông thường, khi nhà chật hoặc nhà chung cư thì bếp và phòng khách sẽ nối liền nhau, âu cũng vì lý do hạn chế về diện tích.
Phong thủy nhà bếp và phòng khách lúc này cần chú ý đến màu sáng. Màu sáng sẽ giúp cho không gian rộng ra, đẹp hơn và tăng phần dương khí. Bếp và phòng khách đều là nơi cần tích tụ khí dương. Dương thịnh thì người mới khỏe, vận thế mới đi lên, gia tài mới phát triển được.
Xem thêm: Phong thủy nhà bếp và phòng ngủ – Những điều gia chủ cần tránh
4.4 Chọn nội thất phòng khách và nhà bếp phù hợp
Nội thất của bếp và phòng khách về cơ bản thường không giống nhau do công năng khác biệt. Tuy nhiên, trường hợp hai phòng này nối liền nhau hoặc thông nhau hay lồng vào nhau thì nội thất lại cần có sự đồng bộ mới thích hợp.
Phòng khách thường có bàn ghế, tủ, tivi và tranh ảnh trang trí. Phòng bếp thường có kệ bếp, tủ bếp, hệ thống thiết bị, nồi niêu, bát đĩa. Chúng ta nên phân loại ra, thứ nào là đồ gỗ, thứ nào đồ da, thứ nào đồ điện tử… từ đó mà có sự thống nhất về chất liệu, kiểu dáng và màu sắc.
Xem thêm: Phong thủy nhà vệ sinh và nhà bếp cấm kị gì? Cách hóa giải giúp mang lại tài lộc
4.5 Sử dụng vách ngăn giữa nhà bếp và phòng khách
Phong thủy nhà bếp và phòng khách khi sắp xếp liền nhau quả thực cũng có nhiều bất tiện. Vào cửa nhìn thấy bếp là lộ tài, tiền bạc khó tích tụ. Ngồi ở phòng khách mà nhìn thấy mọi thứ lộn xộn trong bếp cũng tạo cảm giác không thoải mái. Cho nên, trong nhiều trường hợp người ta sẽ tạo ra một vách ngăn di động giữa hai khu vực này.
Cách thức tạo bình phong có thể bằng một tấm kính, một đoạn tường lửng, một đoạn vách thạch cao, một đoạn vách CNC, một quầy bar hay đơn giản là một chậu cây cảnh đều được. Sự sắp xếp này sẽ tạo ra hai không gian riêng biệt sẽ làm căn nhà có bố cục được rõ nét hơn, đó cũng có tác dụng về phong thủy.
Nói chung, phong thủy nhà bếp và phòng khách trong kiến trúc đương đại luôn cần được tính đến. Đó là sự thông minh và cũng là yếu tố không thể bỏ qua với bất kỳ gia chủ nào. Trường hợp bạn không có nhiều kiến thức về lĩnh vực này thì nên tìm đến các thầy phong thủy để được hỗ trợ.
Phong thủy Nguyễn Hoàng với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phong thủy chắc chắn sẽ giúp bạn giải tỏa được tâm trạng bế tắc mang lại cuộc sống bình an, thịnh vượng. Liên hệ ngay với Phong thủy Nguyễn Hoàng qua số 0971.330.009 để được tư vấn và đặt lịch hẹn với thầy Nguyễn Hoàng.
Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng là một trong những thầy dạy phong thủy tốt nhất Việt Nam, được biết đến như một Giảng sư đặc biệt, có khả năng biến những thuật ngữ phức tạp của cổ thư thành những khái niệm đơn giản trong đời sống. Chính vì vậy, chương trình “Phổ cập phong thủy vì cộng đồng” do Thầy khởi xướng đã được đón nhận rộng rãi thông qua các bài giảng online, các buổi tọa đàm trực tiếp và trên internet. Thầy là người tiên phong và có nhiều khóa học online nhất Việt Nam trên các nền tảng đào tạo trực tuyến về phong thủy. Vì vậy hàng vạn người học phong thủy, dịch lý, bát tự được thầy hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, ai chưa biết gì cũng có thể học được, đã trưởng thành và đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị ý nghĩa.