Thập nhị tiết khí là gì? Thế nào là ngày giờ Sóc – Vọng?

Mỗi năm, dương lịch có 365 ngày, còn âm lịch có 354 ngày. Dương lịch tính theo mặt trời, âm lịch tính theo mặt trăng. Người xưa làm nông nghiệp là chính. Nông vụ lại phải thuận theo thời khí, mà thời khí lại có tính tuần hoàn, lặp lại. Đó là cơ sở ban đầu để làm ra lịch tiết khí hay còn gọi là thập nhị tiết khí.

Lịch tiết khí là gì?

Một năm có 12 tháng, chia thành 24 quãng, mỗi quãng cách nhau khoảng 15 ngày, tạo thành một tiết khí. Kỳ thực, “tiết” và “khí” là hai từ riêng biệt. Mỗi tháng âm lịch, quãng 15 ngày đầu gọi là tiết, quãng 15 ngày sau gọi là khí.

Có điều, ngày bắt đầu của một tháng không phải là ngày mùng 1 mà là ngày lập tiết, gọi là “tiết lệnh”.

Tháng giêng: tiết là Lập xuân, khí là Vũ thủy
Tháng hai: tiết là Kinh trập, khí là Xuân phân
Tháng ba: tiết là Thanh minh, khí là Cốc vũ
Tháng tư: tiết là Lập hạ, khí là Tiểu mãn
Tháng năm: tiết là Mang chủng, khí là Hạ chí
Tháng sáu: tiết là Tiểu thử, khí là Đại thử
Tháng bảy: tiết là Lập thu, khí là Xử thử
Tháng tám: tiết là Bạch lộ, khí là Thu phân
Tháng chín: tiết là Hàn lộ, khí là Sương giáng
Tháng mười: tiết là Lập đông, khí là Tiểu tuyết
Tháng mười một: tiết là Đại tuyết, khí là Đông chí
Tháng mười hai: tiết là Tiểu hàn, khí là Đại hàn

Nhằm vào tháng giêng, tư, bảy, mười thì tiết lệnh tương ứng là Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông, gọi là tứ lập, khởi đầu cho bốn mùa. Giữa mỗi mùa thì có khí phân chia, đó là Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí. Thông thường, ngày Lập xuân, bắt đầu năm mới, sẽ rơi vào ngày mùng 04 tháng 02 dương lịch, tùy theo năm mà có thể xê dịch ít giờ. Căn cứ vào âm dương, nửa đầu năm dương thịnh khởi từ Đông chí rồi kéo dài đến hết Mang chủng, nửa cuối năm âm thịnh khởi từ Hạ chí rồi kéo dài đến hết Đại tuyết, vì thế Đông chí và Hạ chí là hai mốc quan trọng, gọi là lưỡng chí.


Hàm nghĩa của 24 tiết khí

Lập xuân: Bắt đầu mùa xuân, bắt đầu năm mới
Vũ thủy: Mưa xuân nhuần tưới, giá lạnh tan dần
Kinh trập: Sấm xuân, sâu bọ, loài vật tỉnh giấc sau kỳ nghỉ đông
Xuân phân: Chính giữa mùa xuân
Thanh minh: Trời đất giao hòa, cỏ cây tươi tốt
Cốc vũ: Mưa rào tưới tắm, vạn vật sinh sôi
Lập hạ: Bắt đầu mùa hè
Tiểu mãn: Lũ nhỏ đã về, mùa màng được nước
Mang chủng: Ngũ cốc trổ bông, mùa hè đã đến
Hạ chí: Chính giữa mùa hè
Tiểu thử: Chu kỳ tăng nhiệt, thời tiết nóng thêm
Đại thử: Mùa hè cực thịnh, trời oi bức nhất
Lập thu: Bắt đầu mua thu
Xử thử: Oi bức lui dần, đi vào kết thúc
Bạch lộ: Trời mát, sương giăng, cò về từ phương bắc
Thu phân: Chính giữa mùa thu
Hàn lộ: Bắt đầu chuyển lạnh
Sương giáng: Sương rơi nặng trĩu, trời dần lạnh thêm
Lập đông: Bắt đầu mùa đông
Tiểu tuyết: Tuyết dần rơi
Đại tuyết: Trời lạnh rét
Đông chí: Chính giữa mùa đông
Tiểu hàn: Rét bắt đầu sâu
Đại hàn: Rét vào đậm nhất

Lịch khai giảng chương trình đào tạo tháng 9/2021


Ứng dụng của thập nhị tiết khí

Tiết khí được ứng dụng mạnh mẽ và phổ biến trong nông nghiệp. Suốt hàng ngàn năm qua, người nông dân căn cứ vào tiết khí để đoán được thời tiết, khi nào mưa – nắng – sương – giá, từ đó mà lên lịch nông vụ cho phù hợp với từng giống cây, từng chu kỳ sinh trưởng và thu hoạch.
Lịch tiết khí cũng được ứng dụng trong xuất hành, khởi sự để làm ăn, buôn bán, thi cử. Các nhà quân sự ngày trước luôn bám theo lịch tiết khí để định đoạt binh cơ, khi nào tiến quân, lúc nào thủ trận.

Lịch tiết khí lại được ứng dụng sâu đậm trong phong thủy, dịch lý, tứ trụ…Đa số các môn phong thủy và chiêm đoán đều lấy tiết lệnh, tiết chí mà phân chia âm dương, tính toán sát thần, sát tinh, an sao, lập số…từ đó mà đưa ra họa phúc, tìm cát tránh hung.

Trong phong thủy học, thập nhị tiết khí còn được tính toán kỹ lưỡng vị trí trong không gian: Lập xuân tại Dần, Vũ thủy tại Mão, Kinh trập tại Thìn… cứ thế cho đến Tiểu hàn tại Tý, Đại hàn tại Sửu; từ đó mà định được nhật nguyệt đáo sơn đáo hướng theo từng tiết lệnh.

Ngày sóc – vọng là gì?

“Sóc” có nghĩa là bắt đầu, khởi điểm. “Vọng” có nghĩa là nhìn xa, cách xa. Ngày sóc là khởi đầu cho một tháng, đó là khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng trên một đường thẳng. Ngày vọng là giữa tháng, khi mà trăng ở xa trái đất nhất, chính là ngày rằm.


Điểm “sóc” là thời khắc chuyển giao tháng mới và tháng cũ, tức là bắt đầu một mùa trăng mới. “Điểm sóc” nằm trong “ngày sóc”, vì thế ngày đầu tiên của tháng sẽ chứa “điểm sóc”. Ngày sóc đêm tối không trăng, ngày vọng trăng rằm chiếu sáng. Đó cũng là lúc tâm hồn con người cảm thấy sâu lắng, dễ dàng kết nối với tâm linh, nên ngày “sóc – vọng” tốt cho việc nguyện cầu.

Bảng lịch tiết khí trong vài năm tới






Phong thủy Nguyễn Hoàng

Bài viết được đọc nhiều


Chính thức khai giảng lớp phong thủy tháng 9


Bàn về vận khí tháng 8 (A.L) năm Tân Sửu: Lộc tinh chiếu sáng, dịch bệnh dần lui

“Họa trung hữu phúc” covid đè ai đỡ ai? Người sinh ngày nào dễ bị mắc covid?

Radio Phong thủy và Đời sống số 7

Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng là một trong những thầy dạy phong thủy tốt nhất Việt Nam, được biết đến như một Giảng sư đặc biệt, có khả năng biến những thuật ngữ phức tạp của cổ thư thành những khái niệm đơn giản trong đời sống. Chính vì vậy, chương trình “Phổ cập phong thủy vì cộng đồng” do Thầy khởi xướng đã được đón nhận rộng rãi thông qua các bài giảng online, các buổi tọa đàm trực tiếp và trên internet. Thầy là người tiên phong và có nhiều khóa học online nhất Việt Nam trên các nền tảng đào tạo trực tuyến về phong thủy. Vì vậy hàng vạn người học phong thủy, dịch lý, bát tự được thầy hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, ai chưa biết gì cũng có thể học được, đã trưởng thành và đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị ý nghĩa.

Đăng ký kênh Youtube Phong Thủy Nguyễn Hoàng Để theo dõi các video mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *