Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh là hai bộ phận khác biệt và không liên quan đến nhau đối với nhà thời trước. Ngày nay đất chật người đông, xu hướng bố trí bếp và nhà vệ sinh cạnh nhau nên phong thủy kèm theo cũng có nhiều điều phải tính toán. Hơn nữa, người xưa không xây nhà về sinh trong phòng ngủ, ngày nay thì lại phổ biến cho gọn tiện. Vậy phong thủy nhà vệ sinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, tài vận, tình cảm của chủ nhân? Chúng tôi sẽ lần lượt trình bày để bạn đọc có thể tự mình tìm phúc tránh họa.
Nguyên tắc thiết kế phong thủy nhà vệ sinh
Nguyên tắc chung của phong thủy nhà vệ sinh
Diện tích theo phong thủy nhà vệ sinh không nên chật quá cũng đừng rộng quá. Nếu diện tích dưới một mét vuông là quá nhỏ, trên mười mét vuông thì quá lớn. Quá nhỏ thì bế khí, quá to lại tán khí bất lợi cho sức khỏe người tắm.
Nhà vệ sinh gia đình nên có diện tích từ ba đến sáu mét vuông là hợp lý. Chiều cao nhà vệ sinh thấp quá sẽ làm cho yếm khí, ngột ngạt. Trần nhà vệ sinh nên cao từ hai mét hai trở lên.
Nhà vệ sinh cần thiết kế ở khu vực khuất gió, kín đáo. Mở cửa thấy nhà vệ sinh thì không tốt về phong thủy, nếu có thì hãy kiếm cái gì đó che chắn như bình phong hay cây xanh chẳng hạn.
Nhà vệ sinh chung cư có thể đặt được ở nhiều vị trí vì nó không đi liền với bể chứa, bể phốt. Về cơ bản, phong thủy nhà vệ sinh chung cư nếu giữ sạch sẽ thì không có gì đáng ngại.
Để đảm bảo phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh không nên ở gần nhau vì chúng là hai thứ đối lập, điều này cần ghi nhớ đối với nhà mặt đất. Nếu buộc phải gần nhau thì nên có một khoảng cách nhất định.
Nhà vệ sinh cũng hạn chế đặt sát phòng thờ vì sẽ gây uế tạp. Tuy nhiên đối với căn hộ chung cư thì những điều này có thể chấp nhận vì không gian hạn hẹp, chỉ cần tuân thủ một số lưu ý như trong bài là có thể yên tâm sử dụng.
Màu sắc nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh cần có màu tươi sáng, tránh u tối lạnh lẽo. Tươi sáng sẽ sản sinh dương khí, u tối là chứa đựng âm khí, âm khí không tốt cho con người.
- Nhà vệ sinh màu trắng, sáng sủa tương sinh, khá tốt.
- Nhà vệ sinh màu xanh, khí âm tăng cường không tốt.
- Nhà vệ sinh màu nâu, u tối không tốt.
- Nhà vệ sinh màu đỏ, thủy hỏa giao tranh, không tốt.
- Nhà vệ sinh màu đen, âm khí nặng nề, không tốt.
Lưu ý phong thủy nhà vệ sinh theo tuổi
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh theo phái bát trạch khá tương đồng với nhau ở một điểm là khuyến khích tọa hung, tức là đặt vào các cung ngược tứ với chủ nhà. Cụ thể:
Người mệnh Ly, Khảm, Tốn, Chấn nên đặt nhà vệ sinh ở khu vực Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam.
Người mệnh Càn, Khôn, Cấn, Đoài nên đặt nhà vệ sinh ở khu vực Đông, Nam, Bắc, Đông Nam.
Những điều này cần kết hợp thêm các trường phái khác như huyền không phi tinh để gia tăng độ chính xác khi chọn vị trí nhà vệ sinh.
Những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh và phòng tắm
Vị trí đặt nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh đặt ở trung cung là phạm vào đại kỵ. Trung cung được giới hạn bởi phần diện tích ở khu vực giữa nhà.
Nếu bạn chia khoảng cách từ tâm nhà ra các cạnh của móng thành ba phần bằng nhau thì trung cung giới hạn bởi một phần ba của các đoạn này, nó có diện tích bằng một phần chín diện tích sàn nhà.
Trung cung là nơi hội tụ bốn phương, thống lĩnh toàn bàn, cần phải có dương khí. Nhà vệ sinh đặt vào chỗ này khiến cho trật tự bị đảo lộn, ở lâu không hóa.
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh có đặc điểm chung theo bát trạch là nên đặt vào cung xấu nhưng trường phái khác thì không hẳn vậy.
Nhà vệ sinh đặt vào nơi ngũ hoàng nhị hắc cùng nhau bay tới thì bệnh tật liên miên, đề phòng trúng độc. Đây là hai hung tinh trong bảng tinh đồ của căn nhà, chủ về ốm đau, bệnh tật, phá tài, tai họa.
Nếu nhà vệ sinh đặt vào nơi cặp sao này cùng tới thì dễ gặp nhiều bất lợi.
Có điều việc xác định nơi đóng của hai sao hung này cần phải đo đạc chính xác về tọa hướng công trình, năm hoàn thành đưa vào sử dụng, từ đó dùng phi tinh bắc đẩu để bày bố bàn sao, cần phải có chuyên môn cao mới được.
Cách bố trí nhà vệ sinh
Phong thủy nhà vệ sinh vốn là chỗ khí âm tụ hội những cũng là chỗ ảnh hưởng tới tiền bạc, sức khỏe, trí tuệ và tình cảm. Vì thế việc bố trí nhà vệ sinh tưởng dễ nhưng không hề đơn giản.
Đối với người có chuyên môn thì điểm thoát nước của nhà vệ sinh nên đặt ở tiểu thần rồi chảy về trung thượng thần hoặc thoát ở trung thần rồi chảy về thượng thần mà không nên chảy từ thượng về trung, từ trung về tiểu.
Điều này khó hiểu và khó làm, chúng tôi chỉ giới thiệu qua để người bình thường tham khảo.
Bố trí phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh cũng có một đặc điểm chung nữa là nên lắp máy thông gió, máy hút mùi hoặc cửa sổ để tránh bị yếm khí. Trong nhà vệ sinh phải làm nền nghiêng, đảm bảo không bị đọng nước.
Nếu có thể thì nên tách nhà vệ sinh và nhà tắm thành hai phòng khác nhau để đảm bảo sự thanh sạch. Cửa nhà vệ sinh không nên chiếu thẳng vào tâm bếp, tâm phòng thờ hay tâm phòng ngủ.
Nếu không có giải pháp khác thì có thể sử dụng mành, rèm, cây để làm bình phong giả.
Cách lắp đặt cửa phòng tắm theo phong thủy
Cửa là nơi nạp khí của phòng tắm. Phòng tắm là nơi thủy vượng, thủy quản tài lộc. Nếu thủy được thông suốt thì tài vận dễ dàng, thủy bị bế tắc thì hư hao tổn thất. Cửa phòng tắm nên làm từ chất liệu kính hoặc gỗ.
Cửa cần phải kín khít và chắc chắn. Cửa hở thì thoát khí không lợi.
Vị trí đặt cửa phòng tắm khá quan trọng với bộ phận này. Tốt nhất cần có chuyên môn để xác định vị trí lắp đặt. Nơi tốt nhất là cung sinh vượng để dẫn thủy tiếp tài vào phòng tắm.
Nếu có thể khởi vòng phúc đức mà phối cát cung với sinh vượng tả phụ thì thêm phần hiệu quả.
Những điều kiêng kỵ trong thiết kế phòng tắm
- Phòng tắm hình tam giác sẽ gây đau ốm, thị phi
- Phòng tắm bị đọng nước sẽ khó phát triển tài chính
- Phòng tắm treo gương vỡ, nứt, mờ sẽ dễ bị ốm đau
- Phòng tắm không lỗ thông khí thì dễ bị cảm lạnh
- Phòng tắm sử dụng các họa tiết tam giác thì dễ gặp thị phi
- Phòng tắm sử dụng màu đỏ hoặc đen thì gặp nhiều bất lợi
- Phòng tắm đặt ở cung vượng sơn thì ảnh hưởng nhân đinh
- Phòng tắm đặt vào cung suy hướng thì hao tổn tài lộc
Phong thủy nhà vệ sinh và phòng ngủ cần chú ý điều gì?
Có nên đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?
Phong thủy phòng ngủ có nhà vệ sinh thì chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng không khí, giấc ngủ và sức khỏe của con người.
Nếu là nhà đất, bể bốt nằm ngay dưới nhà vệ sinh thì không nên đưa nhà vệ sinh vào phòng ngủ, vì bể phốt là nơi tập trung xú uế, một khối lượng lớn như vậy mà hơi xộc thẳng lên thì không ổn chút nào.
Nếu bể phốt nằm ở ngoài vườn thì có thể đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ.
Nếu là căn hộ chung cư, bể phốt nằm tận dưới đất, cách xa căn hộ nên xú uế sẽ giảm đi nhiều. Hơn nữa diện tích bị giới hạn, yếu tố thiết kế tổng thể buộc phải gom các nhà vệ sinh về gần hộp kỹ thuật nên phòng ngủ có nhà vệ sinh là chuyện bình thường.
Cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ mang lại tài lộc
Phong thủy phòng ngủ và nhà vệ sinh chung nhau tuy rằng có những ảnh hưởng nhất định nhưng cũng có thể mang lại tài lộc nếu bố trí đúng nguyên tắc:
- Nhà vệ sinh khô ráo, róc nước, không có mùi hôi thối.
- Tường nhà vệ sinh không bị thấm nước sang phòng ngủ.
- Đèn điện sáng và đảm bảo hoạt động tốt.
- Cửa phòng vệ sinh nằm vào cung sinh vượng của sao hướng
- Nằm trên giường không nhìn thấy bồn cầu khi mở cửa phòng vệ sinh
- Cửa phòng ngủ nằm trên cát cung của vòng phúc đức
- Cửa phòng ngủ nằm trên cát cung cửa hướng bàn
- Cửa phòng ngủ nằm trên cát cung của trạch bàn đồng tứ.
Những điều kiêng kỵ trong phong thủy nhà vệ sinh và phòng ngủ
Phong thủy phòng ngủ và nhà vệ sinh thường có mối ảnh hưởng qua lại. Một phòng ngủ vượng khí cần phải có nhà vệ sinh tương ứng với dương năng.
Nếu chỉ tập trung làm cho phòng ngủ hưng vượng nhưng nhà vệ sinh đặt ở trong đó không có sự hài hòa cân xứng thì giá trị của phòng ngủ sẽ suy giảm, thậm chí phá hỏng cục diện.
- Cửa phòng vệ sinh nhìn thẳng vào gối thì dễ bị đau đầu.
- Phòng vệ sinh đặt phía đầu giường thì khó ngủ.
- Phòng vệ sinh quá rộng thì sinh lực bị hao khí.
- Nước từ nhà vệ sinh ngấm sang phòng ngủ thì dễ đau ốm, phá tài
- Đèn điện trong nhà vệ sinh và phòng ngủ không sáng thì vận khí bế tắc.
- Đèn điện trong phòng ngủ hoặc nhà vệ sinh bị chảy hỏng thì dễ bị hao tài
- Phòng vệ sinh trong phòng ngủ không vuông vắn thì dễ bị bệnh.
- Nhà vệ sinh bị tắc đường xả thì bị hao tài.
- Nhà vệ sinh bị rò rỉ đường nước thì bị hao tài
Phong thủy nhà vệ sinh và bếp cần lưu ý điều gì?
Có nên đặt nhà vệ sinh cạnh bếp không?
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh như mặt trời với mặt trăng. Một thứ đại diện cho dương còn một thứ đại diện cho âm.
Theo lẽ thông thường, nếu nhà vệ sinh gần bếp sẽ không đảm bảo an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Việc này hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh đời sống của người xưa.
Thời đại hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong công nghệ xử lý môi trường, các thiết bị cũng hiện đại hơn, không gian sinh hoạt lại chật hẹp nên bếp và nhà vệ sinh đặt gần nhau không còn bị cảm giác nặng nề như trước.
Thực tế cho thấy, hai bộ phận này hoàn toàn có thể đặt gần nhưng cần đảm bảo vài nguyên tắc:
- Đối với nhà đất tầng trệt, nếu nhà vệ sinh không đồng trục với bể phốt thì nên đặt nơi sao suy và ngược tứ với chủ nhà; nếu bể phốt nằm ở chỗ khác thì điều này không bắt buộc.
- Đối với nhà cao tầng hay chung cư, nhà vệ sinh ở nơi sao hướng sinh vượng thì tốt hoặc ở nơi ngược tứ với chủ nhà
- Để đảm bảo phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh khi hai bộ phận này ở cạnh nhau thì bếp nên đặt ở phía có sao sơn sinh vượng hoặc tọa vào nơi ngược tứ với chủ nhà.
Cách bố trí nhà vệ sinh cạnh bếp mang lại may mắn
Nếu bếp và nhà vệ sinh của bạn bắt buộc phải cạnh nhau thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy làm theo những cách sau đây thì vẫn có thể chuyển bại thành thắng:
- Tường nhà vệ sinh cần ốp gạch cẩn thận, bên trong có sử dụng kỹ thuật chống thấm.
- Tương tự, tường nhà bếp cũng ốp gạch và chống thấm để chắc chắn rằng không bị ảnh hưởng bởi nguồn nước từ nhà vệ sinh.
- Nền nhà vệ sinh phải dốc để tránh bị đọng nước làm tổn hại dương khí của bếp.
- Luôn đặt các túi hút ẩm trên mặt bếp, trong tủ bếp và những nơi khác để đảm bảo luôn khô ráo và được khử mùi.
- Nhớ lắp đặt máy thông gió hút mùi trong nhà vệ sinh để tránh lan sang phòng khác.
- Không gian bếp và nhà vệ sinh cần phải sử dụng đèn điện có ánh sáng rực rỡ và ấm áp, tránh lờ mờ ảm đạm.
- Để một chậu cây cảnh ở nơi thích hợp gần bếp và nhà vệ sinh.
- Mở một ô cửa sổ (nếu có thể) gần bếp và nhà vệ sinh tránh bị nắng chiếu vào bếp.
Những điều kiêng kỵ cần tránh
Phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh khi hai bộ phận này liền kề nhau thì cần chú ý một số điểm sau đây.
- Nhà vệ sinh luôn phải sạch sẽ, khô ráo, sáng sủa nếu ngược lại sẽ gây tạo ra âm khí lan sang nhà bếp làm cho dương khí của bếp bị uế tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe và hòa khí của gia đình.
- Nước từ tường nhà vệ sinh không được thấm sang phòng bếp sẽ khiến cho thủy hỏa giao tranh, âm dương lẫn lộn, dẫn tới sự bế tắc và tình cảm bị tổn hại.
- Không nối thông đường xả nước từ nhà bếp sang nhà vệ sinh. Nếu hai đường ống này thông nhau thì không chỉ vi khuẩn xuân lấn bếp ăn mà sự thanh sạch cũng không còn nữa.
Suy cho cùng phong thủy nhà bếp và nhà vệ sinh, phong thủy phòng ngủ và nhà tắm là những tiểu mục trong tổng thể một căn hộ nhưng ảnh hưởng của nó cũng không hề nhỏ đến đời sống của chúng ta. Nếu có thể tự mình bày trí cho đúng thì sẽ được bình an, thịnh vượng. Nếu vô tình phạm phải thì niềm vui khó có thể cưỡng cầu.
Liên hệ ngay với Phong thủy Nguyễn Hoàng theo số 097.133.0009 để được đặt lịch hẹn tư vấn phong thủy bếp và nhà vệ sinh.
Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng là một trong những thầy dạy phong thủy tốt nhất Việt Nam, được biết đến như một Giảng sư đặc biệt, có khả năng biến những thuật ngữ phức tạp của cổ thư thành những khái niệm đơn giản trong đời sống. Chính vì vậy, chương trình “Phổ cập phong thủy vì cộng đồng” do Thầy khởi xướng đã được đón nhận rộng rãi thông qua các bài giảng online, các buổi tọa đàm trực tiếp và trên internet. Thầy là người tiên phong và có nhiều khóa học online nhất Việt Nam trên các nền tảng đào tạo trực tuyến về phong thủy. Vì vậy hàng vạn người học phong thủy, dịch lý, bát tự được thầy hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, ai chưa biết gì cũng có thể học được, đã trưởng thành và đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị ý nghĩa.